PHẢN BIỆN VỚI LUATKHOA.ORG TRONG BÀI "https://www.luatkhoa.org/2018/05/tai-sach-ban-ve-dan-chu-cua-robert-dahl/"
I. DÂN CHỦ LÀ GÌ? VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỰC THI DÂN CHỦ
Dân chủ là gì?
Dân chủ là một hình thức nhà nước, trong đó mọi thành viên đều tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề của mình, thường bằng cách bỏ phiếu để bầu người đại diện trong quốc hội hoặc thể chế tương tự.
Tính chất của dân chủ bao gồm:
- Tính lịch sử
- Tính kế thừa
- Tính chính trị
Theo nhà khoa học chính trị Larry Diamond, chế độ dân chủ bao gồm bốn yếu tố chính:
1. Một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng.
2. Sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự.
3. Bảo vệ quyền con người của mọi công dân.
4. Nguyên tắc của pháp luật, trong đó các luật và thủ tục áp dụng chung cho tất cả các công dân.
Khi nói về vấn đề tự do chính trị thì phải nhắc đến nhận định của Ph. Ănghen trước đó, Ph.Ăng-ghen viết: “Tự do chính trị là tự do giả, là chế độ nô lệ tồi nhất; nó chỉ là cái vẻ bề ngoài của tự do, và vì thế, trên thực tế, nó là chế độ nô lệ. Bình đẳng chính trị cũng như vậy, vì thế chế độ dân chủ, giống như bất kỳ mọi hình thức quản lý nào khác, cuối cùng phải tan rã; sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, mâu thuẫn che đậy ở trong đó tất yếu sẽ bộc lộ ra; hoặc là chế độ nô lệ thực sự, tức là chế độ chuyên chế không che đậy, hoặc là tự do thực sự và bình đẳng thực sự, tức là chủ nghĩa cộng sản”. Trong xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân, Ph.Ăng-ghen đặc biệt chú trọng đến vấn đề dân chủ trong đảng. Năm 1885, sau 33 năm Liên đoàn những người cộng sản – chính đảng cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân giải tán, nói về cách tổ chức của Liên đoàn, Ph.Ăng-ghen khẳng định: “Bản thân tổ chức cũng hoàn toàn dân chủ với những BCH được bầu ra và luôn luôn có thể bị bãi miễn”.
Nhắc lại, Dân chủ theo V.I.Lê-Nin thì ông nhấn mạnh: “Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số; còn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa”. “Dân chủ nói một cách cụ thể, là:
1) Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật;
2) Tự do chính trị cho mọi công dân;
3) Quyết định theo đa số của mọi công dân;
4) Quyết định bằng cách biểu quyết, đó là thực chất của dân chủ hòa bình hoặc dân chủ thuần túy.
Theo Hồ Chí Minh, dân chủ có nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Người khẳng định đồng thời vị thế và năng lực của dân trong tư cách chủ thể, là người chủ xã hội, chủ nhà nước. Chỉ với luận điểm này, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng trong nhận thức về dân chủ, so với tư tưởng dân chủ thời phong kiến và cả dân chủ tư sản. Các nhà tư tưởng với ý thức hệ phong kiến quan niệm dân chủ là chủ của dân. Dưới chế độ phong kiến, quyền lực và quyền uy đều tập trung trong tay nhà vua. Dân chỉ là thần dân, thảo dân, là bề tôi tự nhiên chịu ơn huệ và bị trói buộc bởi luật lệ và những quy định của triều đình. Dân chủ tư sản chỉ đem lại lợi ích và quyền lực cho một thiểu số người giàu có.
Định nghĩa dân chủ của Hồ Chí Minh phủ định tất cả những quan niệm ấy, để khẳng định vai trò chủ động, tích cực của dân. Người nhấn mạnh, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trên thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Người còn nhấn mạnh, dân chủ là của quý báu nhất trên đời của dân. Như vậy, Người coi dân chủ là một giá trị, một tài sản (thành quả do đấu tranh giải phóng mà có) nên dân phải được làm chủ, là chủ thể sở hữu tài sản ấy. Nó quy định tính tất yếu nhà nước phải là của dân. Dân là chủ sở hữu nhà nước của mình. Nhà nước chỉ là chủ thể đại diện cho chủ thể ủy quyền là dân.
II. QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ LÀ GÌ? TẠI SAU QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ THUỘC VỀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG
Quyền lực chính trị là quyền lực của một hay một liên minh của giai cấp và lực lượng xã hội để thực hiện sự thống trị hay lợi ích cơ bản của mình bằng nhà nước và thông qua nhà nước. Là năng lực tổ chức và các giải pháp phân bố các giá trị xã hội phù hợp với giai cấp của mình sau cho tương quan nhất định với lợi ích của giai cấp và các lực lượng xã hội khác. Bản chất của quyền lực chính trị là quan hệ của các giai cấp trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước.
Ở Việt Nam, Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động là ý chí chung của quần chúng nhân dân lao động, thể hiện ở khả năng thực hiện lợi ích căn bản của những người lao động được thực hiện bằng quyền lực nhà nước, bằng hoạt động, bằng quyền làm chủ trực tiếp và gián tiếp của nhân dân thông qua sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong Cương Lĩnh của Đảng năm 1991 và sửa đổi, bổ sung 2011, Đảng CSVN khẳng định: "mọi lợi ích, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, ngoài ra Đảng không có mục tiêu nào khác". Vì thế, chủ thể của quyền lực ở Việt Nam là nhân dân lao động, những người sống bằng sức lao động của mình(sức lao động gồm thể lực và trí lực).
Do đó. họ có những lợi ích căn bản và thống nhất với nhau, trong đó giai cấp công nhân là đại diện cho toàn thể nhân dân lao động.
QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ THUỘC VỀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG, CHÍNH LÀ THỰC TIỄN HÓA DÂN CHỦ TRÊN NHIỀU LĨNH VỰC
Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động là một xu thế tất yếu và khách quan cho sự phát triển của xã hội, là động lực và mục tiêu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân dân lao động là yếu tố cơ bản của Lực lượng sản xuất, là người trực tiếp tạo ra của cả vật chất và tinh thần, lực lượng quyết định cho sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động có ý nghĩa là nhân dân lao động làm chủ và kiểm soát quyền lực về kinh tế, chính trị, xã hội, và sử dụng những quyền lực ấy nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong đời sống xã hội.
Nhân dân lao động là nguồn lực xã hội và tạo ra nguồn lực xã hội, quyết định sự phát triển của xã hội, do đó nhân dân lao động tất yếu phải có quyền lực trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động đang phát triển với những nhân tố:
Thứ nhất: Có cơ sở kinh tế thích ứng để đảm bảo quyền lực chính trị thuộc và nhân dân lao động, chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu.
Thứ hai: Xây dựng Đảng cầm quyền thực sự là chính đảng của giai cấp công nhân, đại diện quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân lao động.
Thứ ba: Xây dựng nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các cơ quan quyền lực của nhà nước do dân bầu, chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Thứ tư: Xây dựng các đoàn thể chính trị xã hội rộng lớn và mạnh mẽ, thực sự là tổ chức của quần chúng và đại diện cho lợi ích của nhân dân.
Thứ Năm: Nhân dân chỉ có quyền thực sự khi bản thân người lao động có nhận thức đúng đắn, có ý thức, năng lực thực hiện quyền lực của mình.
Thứ Sáu: Đẩy mạnh và mở rộng quá trình dân chủ hóa xã hội, tạo ra sự đồng thuận xã hội cao.
Điểm qua một số thành tựu đạt được về vấn đề quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động, là nguyên tắc cơ bản để thực thi quyền làm chủ thuộc về nhân dân, tức là dân chủ trong các mặt từ chính trị, kinh tế, xã hội.
Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
Thực hiện toàn diện vấn đề xóa bỏ chế độ tư hữu thay thế bằng chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó là làm chủ quá trình quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm có chất lượng.
Dân chủ về lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay là thông qua các chính sách kinh tế nhiều thành phần, mọi công dân và các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, làm chủ quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình.
Dân chủ có nghĩa là công dân vừa hưởng quyền nhưng phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội, trong kinh tế, cùng với quyền tự do kinh doanh ngược lại công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Dân chủ trên lĩnh vực chính trị
Được quy định đầy đủ trong Hiến Pháp 2013
- Quyền bầu cử và ứng cử của công dân( điều 27-HP 2013)
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội( điều 28-HP 2013)
- Quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý ( điều 29- hp 2013)
- Quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí( từ điều 21-điều 25 của HP 2013)
- Quyền khiếu nại, tố cáo( Điều 30- HP 2013).
Ngoài ra, dân chủ còn được thể hiện trong các lĩnh vực khác, tạo ra nền tảng pháp lý mạnh mẽ, và triển khai đồng bộ các giải pháp để thực thi các giá trị dân chủ đến với nhân dân, kết quả thực hiện được là rất cao. Tuy còn những mặt hạn chế, nhưng với những đội ngũ cán bộ chuyên ngành, giỏi nghiệp vụ, công tâm đã và đang tiếp tục phấn đấu để phục vụ vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội của nhân dân.
III. THỰC TIỄN HÓA VAI TRÒ CỦA DÂN CHỦ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
- Dân chủ xã hội Việt Nam có hai hình thức, và cũng là một trong những lý thuyết dân chủ trong toàn bộ các thuật ngữ dân chủ từ trước đến nay.
Dân chủ có hai hình thức là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, được thực tiễn hóa một cách linh hoạt và sáng tạo, tạo điều kiện có nhân dân tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
Điều 6-HP 2013 khẳng định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, Thông qua Quốc hội. HĐNN và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước".
Tiếp Theo Điều 8-HP 2013 khẳng định:
1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến Pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến Pháp và Pháp Luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Thực tiễn hóa vai trò của từng hình thức dân dân ở Việt Nam như sau:
Dân chủ đại diện, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, quyền làm chủ của mình thông qua dân chủ đại diện, Thông qua quốc hội, HĐNN các cấp, cụ thể là thông qua Đại Biểu Quốc Hội ở từng địa phương trong cả nước, Thực tiễn cho thấy, các Đại Biểu Quốc hội đều thực hiện, hoàn thành vai trò, và nhiệm vụ của mình đối với Nhà Nước và Nhân Dân giao phó, từng vấn đề cụ thể được nêu trong các kỳ họp Quốc Hội, chất vấn các lãnh đạo nhà nước về những vấn đề kinh tế- xã hội của đất nước. Nhiều vấn đề mà được nhân dân quan tâm hiện nay, khách quan, công bằng, tạo ra dư luận đồng tình với các quan điểm của những vị đại biểu quốc hội đưa ra, những trăn trở của nhân dân ngày càng được thực hiện.
Dân chủ trực tiếp còn được thể hiện đúng đắn qua những công việc như
+ Quyền đề xướng luật của công dân
+ Trưng cầu dân ý
+ Bãi Miễn
Thực tế, Từ lý thuyết là trong Hiến Pháp 2013, điều 29 đã khẳng định về việc trưng cầu dân ý, đến nay một số vấn đề kinh tế xã hội của đất nước vẫn được Quốc Hội trưng cầu dân ý, nhưng lưu ý, tùy theo Hiến Pháp và Luật Pháp của các quốc gia mà kết quả trưng cầu dân ý có bị ràng buộc hay chỉ là ý kiến tham vấn với cơ quan lập pháp.
Về Bãi Miễn, cử tri bỏ phiếu quyết định việc bãi miễn đối với một đại biểu dân cử, để đề xuất bãi miễn một đại biểu dân cử, cần phải thu thập đủ số lượng chữ ký theo luật định, việc bỏ phiếu này, kết quả luôn luôn có hiệu lực pháp lý đối với các chủ thể liên quan, đó là điểm nổi bật của bãi miễn.
Ngoài ra Nhà nước còn tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội, thực hiện dân chủ ở cơ sở, giám sát hoạt động của nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước.
Phản bác câu nói của tác giả trang Luatkhoa.org
Trong bài diễn văn ấy, Lincoln đã vinh danh nền dân chủ rằng: “Chúng ta chính là những người phải hiến dâng mình cho nhiệm vụ lớn còn ở trước mặt … rằng chính quyền của dân, do dân và vì dân, sẽ không bao giờ tàn lụi khỏi mặt đất này.”Chính ý tưởng này của Lincoln đã được chính quyền Việt Nam lấy cảm hứng mà đưa vào trong điều 2 bản Hiến pháp 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, như một cách tự khẳng định rằng Việt Nam là một nền dân chủ.
Thật sự không có "tự" ở đây, nếu như muốn phản ánh một vấn đề nào đó, xin tác giả hãy xem lý luận và thực tiễn nó có đồng nhất, phương pháp thực thi dân chủ nó có đồng nhất hay không, thì hãy kết luận vẫn chưa muộn!.
Về vấn đề dân chủ với bầu cử, tác giả nói rằng " người ta thường đánh đồng dân chủ với bầu cử", vậy thì xin hỏi tác giả "bầu cử TT Hoa Kỳ thì phương pháp thực thi dân chủ ở đây là gì"? " tôi thích ai, tôi bầu cho người đó" hay người nào giàu thì người nó có số phiếu bầu cao hơn (270/538) phiếu bầu, khi không có cử tri nào đạt 270 phiếu thì hạ viện sẽ bầu ?. Chắc hẳn là nhà nước Liên Bang khác biệt hoàn toàn với nhà nước đơn nhất đấy?
Nhiều tác giả, GS, Nhà Khoa Học phương tây có những nhận định về dân chủ như thế nào đấy, tôi cho rằng đó là quan điểm của họ, không thể lấy quan điểm của một vị GS nổi tiếng, hay một nhà khoa học lừng danh để so sánh với nền dân chủ, tô vẽ màu sắc ở quốc gia khác, vì mỗi quốc gia có một quyền riêng biệt là luật pháp quốc tế đã công nhận, đó là quyền bất khả xâm phạm chủ quyền quốc gia, mà ở đó phân tích ra thì chủ quyền quốc gia có hai khía cạnh là chủ quyền chính trị và chủ quyền pháp lý, có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, xã hội. ( Tuyên bố 1970 LHQ hay nghị quyết 2265 của LHQ).
Như vậy, quá trình thực thi dân chủ ở mỗi quốc gia là khác nhau, chưa kể hình thức cấu trúc của nhà nước khác nhau thì ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực thi dân chủ của nhà nước đó, còn chưa kể thêm về hình thức chính thể khác nhau nữa. Và còn cả vấn đề mô hình nhà nước đó theo Tam quyền phân lập, hay mô hình nhà nước có sự thống nhất, phân công, phối hợp, kiểm soát của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Ở Việt Nam, Mặt Trận Tổ Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và phản biện xã hội của quần chúng nhân dân, thông qua cơ chế Hiệp thương dân chủ làm cơ sở tổ chức và hoạt động của Mặt Trận Tổ Quốc.
Điều 9
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 10. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét