Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA(SLD) TẠI SINGAPORE

TÁC GIẢ VÀ BIÊN SOẠN: PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
DẪN NGUỒN: "https://www.iiss.org/en/events/shangri-la-dialogue/about-s-shangri-la-s-dialogue"




I. TỔNG QUAN

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La (SLD) là một diễn đàn an ninh liên chính phủ tổ chức hàng năm bởi một tổ chức cố vấn độc lập - Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS). Hội nghị có sự tham dự của các Bộ trưởng Quốc phòng, các Bộ trưởng thường trực và các Tướng lĩnh quân đội của 28 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Diễn đàn được đặt theo tên của khách sạn Shangri-La ở Singapore, nơi nó đã được tổ chức từ năm 2002.
Hội nghị thượng đỉnh dùng để nuôi dưỡng ý thức cộng đồng trong các hoạch định chính sách quan trọng nhất về quốc phòng và an ninh trong khu vực. Các đoàn đại biểu Chính phủ đã tận dụng tốt nhất các hội nghị bằng cách tổ chức những cuộc họp song phương với các đoàn đại biểu khác bên lề hội nghị. Dù chủ yếu là một hội nghị liên chính phủ, Hội nghị cũng có sự tham dự của các nhà lập pháp, các chuyên gia khoa học, nhà báo và các đại biểu kinh doanh.
Các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Shangri-La những năm qua đến từ các nước Australia, Brunei, Miến Điện, Campuchia, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, Philippines, Nga, Hàn Quốc, Sri Lanka, Singapore, Thái Lan, Đông Timor, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Bắt đầu vào năm 2002, đó là một "hội nghị thượng đỉnh quốc phòng không chính thức", cho phép các quan chức quốc phòng gặp nhau một cách "riêng tư và tự tin, song phương và đa phương, không bị ràng buộc phải có tuyên bố chính thức hoặc thông cáo". Khoảng trên 10 Thứ trưởng và đại diện bộ đã tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên (sau đó được gọi là Hội nghị An ninh châu Á), bao gồm cả một phái đoàn Mỹ do Thứ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz. Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức trong sáu phiên họp toàn thể kéo dài trong một ngày rưỡi. Và những năm tiếp theo cứ tăng dần số lượng các thành viên tham gia.
Hình ảnh có liên quan

II. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ẢNH HƯỞNG
Phiên họp toàn thể: Mỗi hội nghị thượng đỉnh thường có 5 phiên họp toàn thể được tổ chức trong hai ngày, nơi tất cả người tham gia đều có mặt. Những buổi họp toàn thể thường được dẫn dắt bởi một bộ trưởng hoặc tương đương và báo chí được mời phản ánh lại. Đến năm 2006, phiên họp toàn thể chỉ có sự tham gia của các bộ trưởng và các quan chức cấp cao của đoàn đại biểu.
Nhóm Break-out: Được triển khai lần đầu trong Hội nghị năm 2003, việc họp từng nhóm nhỏ (break-out) cho phép mở nhiều cuộc thảo luận giữa các thành viên về các vấn đề cụ thể. Các nhóm break-out thường được chủ trì bởi một nhân viên cao cấp của IISS. Đến năm 2006, nhóm break-out khe chỉ có sự tham gia của các bộ trưởng và các quan chức cấp cao của đoàn đại biểu.
Các cuộc họp song phương: Đối thoại Shangri-La cũng cung cấp một địa điểm hàng năm cho các Bộ trưởng, CHODs, và các quan chức quốc phòng hàng đầu để mở rộng mạng và ngoại giao quốc phòng của họ với tư cách cá nhân và cả ở khuôn khổ song phương và đa phương. Mỗi đoàn đại biểu có thể tổ chức từ 15-20 cuộc họp như vậy, thường kéo dài nửa giờ mỗi cuộc. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cũng thường làm chủ các bữa ăn trưa đa phương.
Các đại biểu phi Chính phủ: Hội nghị này cũng có sự tham dự của hơn 200 đại biểu phi chính phủ, bao gồm các chính trị gia, học giả, doanh nhân, các tổ chức phân tích, các cơ quan truyền thông...

Hội nghị An ninh châu Á hiện chỉ như một diễn đàn về quân sự khu vực, nơi các đoàn đại biểu có thể nêu và tiếp nhận ý kiến, chưa có một cơ chế ràng buộc nào.