Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

QUỐC GIA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ GIẢI THÍCH CỦA QUỐC GIA TRONG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

 TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)

I. KHÁI NIỆM VỀ QUỐC GIA
- Quốc gia là một cộng đồng có đông đảo dân cư sinh sống trên một lãnh thổ riêng biệt và được tổ chức thành nhà nước, có chủ quyền, và phải tuân thủ một quyền lực pháp lý và cơ sở chính trị chung. 
 Quốc gia có quyền lực pháp lý tối cao, sử dụng hợp pháp sự cưỡng bức trong lãnh thổ của mình, phải phân biệt rõ ràng với tổ quốc và đất nước vì những thuật ngữ này không phải là khái niệm pháp lý, quốc gia sẽ sử dụng hai mặt:
+ Sẵn sàng sử dụng bạo lực để đạt được mục đích
+Và thuyết phục các công dân về bản chất là hợp pháp của các quyền lực quốc gia.
Căn cứ vào Luật Pháp quốc tế thì chúng ta có hai Văn bản pháp lý đó là Công ước Montevideo năm 1933 và Hòa Ước Westphalia năm 1648. link của 2 văn bản dưới đây:
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Montevideo
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Westfalen
Hình ảnh có liên quan
QUỐC KỲ LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA MỘT QUỐC GIA
II. ĐẶC TRƯNG VÀ TÍNH CHẤT, PHÂN LOẠI VÀ CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
A) ĐẶC TRƯNG
+ Là một không gian lãnh thổ bao gồm địa phận, không phận,thủy phận  
+ Có một hệ thống kinh tế và xã hội phát triển
+ Đơn vị chính trị của một nhà nước độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
+ Có một nền văn hóa chung làm khuôn mẫu
B) TÍNH CHẤT
+ Là Công cụ đặc thù của một xã hội
+ Là công cụ quyền lực của một quốc gia, và có thực hiện quyền lực pháp lý
+ Tính đồng nhất
+Tính lịch sử
C) PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ
+ Về vị trí địa lý
+ Về chế độ chính trị
+ Về trình độ phát triển kinh tế -xã hội
+Về Tôn Giaó
+ Về Thu Nhập quốc dân
+ Hình thức tổ chức
+ Quy mô sức mạnh
D) CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
- Chủ thể trong chính trị quốc tế của một quốc gia là: Lợi ích quốc gia, sức mạnh quốc gia, chủ quyền quốc gia.
- Chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc là :
+ Quốc gia: là chủ thể lâu đời
+ Các dân tộc và vùng lãnh thổ đang đấu tranh: chủ thể tiềm tàng
+ Các Tổ chức quốc tế, và Nhà nước tôn giáo, nhà thờ: chủ thể phái sinh
+ Các Chủ thể đặc biệt khác
Kết quả hình ảnh cho PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
III.  NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀO THẾ KỶ 21, VÀ NHỮNG CÂU TRANH LUẬN RẮC RỐI
- Thế giới đã bước qua thế kỷ 20 với nhiều cuộc chiến tranh nổi dậy, một bên là giành chính quyền và một bên là đi xâm lược các quốc gia khác, để làm thuộc địa và áp bức- bóc lột, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia bị đô hộ và xâm lược. Nhưng Thế kỷ 20 đã đánh dấu cho một chặng đường mà Chính trị cũng như luật pháp quốc tế đã ghi nhận được những gì đã trải qua, và có những quy chế để răn đe và xử phạt các vi phạm. Đồng thời, thế giới cũng đã chứng kiến được bước dạo đầu cho những cuộc chiến vũ trang của các cường quốc diễn ra vào thế kỷ 20, và sự xác lập hoàn chỉnh về chủ quyền của các quốc gia trên bản đồ thế giới. Minh chứng được sự bảo vệ mạnh mẽ của con người trước những dã tâm xâm lược chủ quyền của họ. 
- Bước Sang thế kỷ XIX với bức tranh toàn cảnh thế giới không còn là những cuộc chiến đi xâm lươợc về chủ quyền quốc gia như trước nữa, vì đó là quyền bất khả xâm phạm, mà thay vào đó là những cuộc chơi về kinh tế, và các cường quốc hạt nhân mới nổi, muốn vươn lên để thoát khỏi sự ảnh hưởng của các nước lớn, và tự do về mặt kinh tế, chính trị của các quốc gia trên thế giới, vẫn còn có những quốc gia đang tranh chấp chủ quyền quốc gia, để toàn vẹn lãnh thổ của mình, có những quốc gia thì muốn thống nhất toàn vẹn lãnh thổ như Triều Tiên, hay các quốc gia đang có cuộc nội chiến như Trung Đông là do tiềm tàng lịch sử có xung đột đến nay chưa thể giải quyết. Và các phong trào công nhân họ muốn thống nhất và hòa bình, với lại họ muốn toàn vẹn tính dân tộc và bộ tộc của họ mà không bị ai phá hủy, hay ép buộc họ như Phong trào công nhân người Kurd. Các phong trào công nhân ở Bắc Phi và Nam Phi. VV
- Cũng từ đó mà chủ quyền của một quốc gia không còn là tuyệt đối do ràng buộc của Luật pháp quốc tế, và ''xâm lược về kinh tế'' sẽ là một thuật ngữ mới.Vì trên thế giới này,không có một quốc gia nào không có nền kinh tế cho dù đang hay đã phát triển thì cũng là một nền kinh tế. 
- CÂU HỎI: CHỦ QUYỀN QUỐC GIA CÓ TUYỆT ĐỐI HAY KHÔNG? Là một câu rất là khó để trả lời, vì khi trả lời ta phải xác lập nhiều yếu tố, nhưng tranh luận và vấn đề này sẽ là một cái cần thiết, để trả lời và chứng minh cho thuyết tuyệt đối hay tương đối của chủ quyền của các quốc gia nói chung, trong chính trị hay luật pháp quốc tế. 
Có 3 phương pháp trả lời, nhưng nó điều bị ràng buộc và mâu thuẫn với nhau:
 chủ quyền quốc gia không tuyệt đối, tức là tương đối
Vì: theo công ước Montevideo năm 1933, tại Uruquay thì một chủ quyền quốc gia phải được xác định ở điều 1 như sau:
- dân cư ổn định
- lãnh thổ xác định
- chính phủ
- có khả năng quan hệ ngoại giao
nếu như không trọn vẹn những chủ thể trên thì nó sẽ không cấu thành được một quốc gia.
Thứ hai: những năm 20-30 của thế kỷ 20 thì có Tô giới và Nhượng địa đó là hai hình thức mà khẳng định rằng là chủ quyền quốc gia là không tuyệt đối, vì tô giới là một phần đất của một quốc gia có chủ quyền bị chủ thể khác quản lý, mà chủ thể đó có thể là các cường quốc thực dân. hay là nhượng địa ở alaska và Hongkong.
- Thứ ba: là do chủ quyền vi phạm nghiêm trọng các luât pháp quốc tế và bị trừng trị các lệnh trừng phạt.
- Nếu như thế thì lại có một dữ kiện nữa, đưa ra đó là Công ước Montevideo nó xác định là một quốc gia, nhưng Chủ quyền quốc gia gồm 2 nội dung: quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế
- với tô giới và nhượng địa là do sự quản lý yếu kém của Nhà nước chứ nó không bị tác động từ bên ngoài làm cho hạn chế về chủ quyền.
- và đã độc lập rồi thì sau lại có thêm thuật ngữ''toàn vẹn lãnh thổ'', vì độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia rồi mà?








Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

ÔNG TỔ CỦA NGÀNH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI?

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
NGUỒN: TRIETHOC.EDU VÀ NHỮNG PHÂN TÍCH  KHOA HỌC CHÍNH TRỊ 

Machiavelli (3- 5 1469 - 21- 6- 1527) là một nhà ngoại giao, nhà triết học chính trị. Ông được xem là một trong những sáng tổ của nền khoa học chính trị hiện đại.Ông là một nhân vật của thời phục hưng Italia và là nhân vật trung tâm của bộ máy chính trị nước Ý thời Phục Hưng. Ông được biết đến với các luận thuyết về chủ nghĩa hiện thực chính trị (tác phẩm Quân Vương) và chủ nghĩa cộng hòa (tác phẩm Discourses on Livy). Hai cuốn sách này - cùng với cuốn History of Florence (Lịch sử Florence) được sự ủy quyền của nhà Medici - đã được xuất bản vào năm 1531 sau khi ông mất. Sau việc Savonarola bị trục xuất và hành quyết, Đại hội đồng đã chọn Machiavelli làm Đại pháp quan thứ hai của Cộng hòa Florence vào tháng 6 năm 1498. 

Niccolò Machiavelli sinh ngày 3 tháng 5 năm 1469 tại thành phố Firenze, Italia. Người ta biết rất ít về tuổi trẻ của Machiavelli nhưng một điều chắc chắn là ông đã được thừa hưởng nền giáo dục về văn hóa, lịch sử Hy Lạp và La Mã.
Kết quả hình ảnh cho machiavelli
MACHIAVELLI VÀ VỢ
Niccolo Machiavelli đề xuất một học thuyết biện minh cho giới cai trị trong việc sử dụng mọi phương tiện cần thiết, công chính lẫn ám muội, để duy trì một chính phủ vững mạnh và ổn định trật tự xã hội “mục đích biện minh cho phương tiện,” dẫu rằng mục đích ấy chỉ mang đến lợi ích cho chế độ cai trị độc tài.

Để có được quyền lực chính trị, người ta cần phải được sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc, hoặc phải chiếm đoạt quyền lực bằng ý trí, tài năng thậm chí bằng thủ đoạn. khi đã thâu tóm quyền hành đạt được từ thủ đoạn, với sự hỗ trợ của một số kẻ đồng mưu (những có đủ tham vọng và tính gian hùng cần thiết để tham gia thực hiện những mưu đồ xấu xa), người ta cần phải loại trừ họ. Hơn nữa, trong quá trình tiêu diệt các kẻ thù trong nước, người cầm quyền phải kiên quyết, nhẫn tâm và không được phép xót thương – nếu không, ” sau một vài cơn mưa, cỏ dại lại mọc đầy.”

Lòng cảm thông của kẻ cai trị dành cho thần dân phải được giới hạn ở mức cần thiết để có thể duy trì trọn vẹn quyền lực của bản thân. trung tín, tôn giáo, v.v…. với mục đích xây dựng một hình ảnh tốt đẹp trước công chúng, nhưng ông ta thường xuyên phải luôn hành động ngược lại với ý tưởng ấy. Trên tất cả, ông ta cần phải hình thành nên một tính cách đạo đức giả và mềm dẻo. Chỉ có một vài người gần gũi và nhạy cảm mới phát hiện ra tính cách thực của ông ta, nhưng thông thường họ không dám phản kháng hay vạch trần bộ mặt giả dối của kẻ cai trị đầy quyền lực. Nhờ đó, những kẻ cai trị mới duy trì được địa vị tôn quý của họ.
Kết quả hình ảnh cho machiavelli
TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG CỦA MACHIAVELLI 
Thuật làm vua

Tác phẩm kinh điển của Machiavelli, “Thuật làm vua” (The Prince), phân tích đến phép cai trị của các bậc vua chúa, đặt vấn đề liệu rằng họ nên tin tưởng vào thần dân đến mức độ nào, liệu rằng họ nên sử dụng đến những phương cách gì để điều phục dân chúng. Machiavelli kết luận rằng các bậc vua chúa phải sử dụng đến luật pháp lẫn vũ lực. Do luật pháp thường tỏ ra kém hiệu quả, vũ lực luôn được cần đến – mặc dù xét theo một góc nhìn nào đó, vũ lực chỉ được sử dụng để đối phó và trấn áp thú dữ.

Tóm lại, các bậc vua chúa nên thể hiện một tính cách hai mặt: thèm khát quyền lực như một mãnh sư, đồng thời phải ranh ma và xảo quyệt như một con cáo. Làm vua chúa, phải luôn cảnh giác, phải luôn nhớ rằng “mãnh sư bị sập bẫy, cũng như một chú cáo ở giữa bầy sói, không có khả năng tự vệ” hai mặt tính cách nói trên hỗ trợ cho nhau. Như con cáo, vua chúa phải che giấu bản chất thực sự của mình, tỏ vẻ đức độ ngay cả khi hành xử xấu xa. Như con mãnh sư, ông ta cần phải biết tàn nhẫn. Chỉ có những vị vua quá xuẩn ngốc mới có lòng nhân từ và đức độ thực sự – họ sẽ đánh mất vương quốc của mình vào tay kẻ thù. Tuy nhiên, để giữ được quyền lực, vua chúa buộc phải tạo dựng cho mình một hình ảnh của người cai trị đức độ.

Các thể chế Chính quyền

Machiavelli nhận định rằng trong suốt lịch sử nhân loại, chỉ có hai chính thể cơ bản: quân chủ và cộng hoà, trong đó cộng hoà là thể chế tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chế độ cộng hoà chẳng thể hoạt động hiệu quả nếu không có những công dân có phẩm chất và đức độ. Trong trường hợp nhân tâm đã loạn, chỉ có chế độ quân chủ là khả thi. Theo ông, mục đích “trấn áp lòng người “có thể biện minh cho cung cách cai trị cứng rắn kết hợp với các hình thức mị dân. Nói cho cùng, “mục đích biện minh cho phương tiện.”
Kết quả hình ảnh cho quân vương machiavelli
TÁC PHẨM ĐƯỢC DỊCH RA TIẾNG VIỆT 
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA LÝ THUYẾT MACHIAVELLI 

VỀ ƯU ĐIỂM:
+ Machiavelli đã nói rất đúng về chính thể cộng hòa, và đặt vai trò của chính thể cộng hòa lên so sánh với các quốc gia vốn có chế độ quân chủ lâu đời, thì chính Machiavelli đã làm hồi sinh cho chính thể này, mà ngày nay chính thể cộng hòa này đã rất phổ biến trên thế giới, và tức nhiên là vai trò của chính thể ấy sẽ tốt hơn là các chính thể quân chủ. Tốt về mặt cơ cấu tổ chức, mà chính thể không có một sự ảnh hưởng gì đến sự phát triển của kinh tế -xã hội cả, vì sự phát triển kinh tế xã hội phải do chính những con người là chủ thể quan trọng cho sự phát triển, vậy thì những người lãnh đạo có tài trí và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn mới là cơ sở quan trọng, bao lâu nay các nhà khoa học chính trị tư bản gán ghép cho sự ảnh hưởng của thể chế là điều hoang tưởng. 
+ Những người không thích quan điểm của ông thì cho rằng là quan điểm độc tài, nhưng những người xem quan điểm của ông đúng thì nó trở thành sắc xảo, tranh luận về khoa học đã khó, thì tranh luận quan điểm nó lại càng khó hơn.
+ Ông đã mở đường cho những học thuyết duy vật thời phục hưng, và chính những quan điểm đó mà Ăngghen đã cho rằng: ''Machiavelli là một trong những người khổng lồ của thời đại Phục hưng'''. 

VỀ NHƯỢC ĐIỂM:
- Machiavelli đã nêu ra những biện pháp có một ít dã tâm chính trị, ra tay mạnh mẽ mà không nhân từ, nhưng thế hệ tiếp nối Machiavelli có thể đính chính và khắc phục những sai sót và nhầm lẫn đó của Machiavelli cho thích ứng với thời đại và cũng như có những nhận định để chỉnh sửa.
- Vào thời đại Phục Hưng, nhất là Tây Âu lúc bấy giờ đã thoát khỏi những đêm trường Trung cổ, cho nên tính cách của ông lúc này là dùng bạo lực để giành chính quyền là một điều hiển nhiên đúng, với những quá trình mà chính trị đang chuyển biến sâu sắc.
- Ảnh hưởng của Machiavelli đến tôn giáo cũng lớn, nên tư tưởng của ông không thoát được những tư tưởng của tôn giáo. Gía như, tư tưởng của Machiavelli tách rời tôn giáo, phân tách khoa học với tôn giáo thì mới làm nổi trội học thuyết của Machiavelli. 




Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

DỰ BÁO QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ CỦA KHU VỰC BẮC MỸ TRONG TƯƠNG LAI

NHÓM TÁC GIẢ: HÀ THANH TÙNG, CAO THỊ TRANG, PHẠM MINH TRÍ. 
TRONG ĐÂY NHÓM TẬP TRUNG PHÂN TÍCH THEO PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ MỚI CỦA ĐẠI HỌC CAMBRIDGE. 

I. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
Hệ tư tưởng của các nước Bắc Mỹ có truyền thống lâu đời trên thế gới là hệ tư tưởng chủ nghĩa tư do tư sản, chủ nghĩa tự do làm nền tảng, và chủ nghĩa tư bản là hình thái kinh tế -xã hội mà họ lựa chọn.
Luật pháp của các nước này cũng theo quyền tự do của mỗi công dân làm điểm tựa cho điều luật được ra đời. Điển hình, Hiến pháp Mỹ và Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, đã ghi nhận quyền tự do cá nhân, đề cao nhân quyền, dân chủ.
Chủ nghĩa cá nhân cũng được xem là một trong những nền văn hóa của khu vực này, nhất là Mỹ.
Bắc Mỹ có các thành phần dân cư khác nhau với ngôn ngữ là tiếng Anh và Pháp, và là nơi xung đột sắc tộc diễn ra thường xuyên.
Các tôn giáo ở khu vực này hầu hết là Cơ Đốc Giaó(76,8 triệu tín đồ), Tin Lành( 52 triệu tđ), Thiên Chúa Giaó( 3,9 triệu tđ).
Ngoài ra, chủ nghĩa dân tộc còn là  bản sắc, mà tập trung chủ yếu là Mỹ, nguyên tắc nhân dân là nguồn gốc của quyền lực chính trị, được tuyên truyền rộng rãi, và coi đây là tính dân chủ hợp thức hóa trong xã hội.
Ở Canada, thì văn hóa chính trị của quốc gia là sự kết hợp hài hòa của những văn hóa của thổ dân bản địa và của những người nhập cư.
Ở Mêxicô, thì văn hóa mang đậm sắc tộc, phổ biến với các thổ dân bản địa, và kết cấu như thời tiền sử mà nơi đây có được, và một phần chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha.
Kết quả hình ảnh cho BẮC MỸ
KHU VỰC BẮC MỸ 
 
II. ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
Có cả hai nền thể chế Quân Chủ và Cộng Hòa, và hình thức chính thể cũng khác nhau, là phản ánh được mức độ dân chủ trong chế độ chính trị càng cao.
Chính thể Cộng Hòa Tổng Thống ở Mỹ là điểm đặc trưng cho việc thực thi quá trình thực hiện “tam quyền phân lập” mà trước đó Tổng Thống Washingston đã cố gắng xây dựng và thực thi. 
Chính thể Quân chủ Lập Hiến ở Canada khác với Anh, Hà Lan…, mà là kết quả của cuộc đấu tranh đi tới sự thỏa hiệp của chính quyền giữa Canada với Anh.
Chính thể Cộng hòa Tổng Thống ở Mêxico cũng thực hiện hình thức tam quyền Phân lập như ở Mỹ.
( có nhiều tài liệu gọi Mêxicô thuộc khu vực Trung Mỹ).
Kết quả hình ảnh cho mỹ và trung quốc
QUAN HỆ MỸ - TRUNG
III. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ
Đầu tiên là Hiệp định Thương mại tự to Bắc Mỹ( NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa 3 nước Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12 tháng 8 năm 1992, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. ... Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng hơn. 
- NAFTA đã là nền tảng cho sự thống nhất về kinh tế và chính trị giữa 3 nước Bắc Mỹ, nhưng giờ đây nền tảng này đang có những chấn động dữ dội từ bên trong và đe dọa đến thành công của những bước tiến trong tương lai, có khả năng cạnh tranh cao với thị trường của EU,AFTA.
Quan hệ giữa Bắc Mỹ với các khu vực ngày càng có chuyển biến lệch hướng đi rất nhiều, so với các thập kỷ qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong thời gian tranh cử năm 2016, cam kết sẽ xây tường với Mexico để ngăn người nhập cư trái phép. Trong ngân sách tài chính năm 2018, chính quyền Mỹ đề xuất chi 1,8 tỷ USD để bắt đầu xây tường. 

- Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và sức mạnh của vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên được coi là điểm nóng quan trọng hơn hết. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc sắp vượt Mỹ chính là mối đe dọa khổng lồ của Mỹ. Trong khi đó Nhật bản, Hàn Quốc vẫn chịu ảnh hưởng lớn khi nền kinh tế Bắc Mỹ muốn sử dụng các nước đồng minh là bước điệm cho sự khởi dậy của nền kinh tế. Đối với Đài Loan thì ngay khi TT Trump nhậm chức, ông ta đã cắt đường dây ‘đối thoại ngoại giao song phương’ với nước này, và thừa nhận một Trung Quốc. 
Đối với Bắc Triều Tiên thì đó là mối đe dọa chiến lược quân sự, tầm ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ trên thế giới, nếu như có một động thái cứng rắn nào, thì nhất định sẽ đem đến một hậu quả không lường trước được.(3H17P), giờ địa phương ngày 29/11/2017. Đây là vụ thử tên lửa thứ 20 trong năm nay của Bình Nhưỡng. Tên lửa liên lục địa lần này được phóng đi từ một căn cứ phía bắc thủ đô Bắc Triều Tiên, đạt độ cao 4500 km, bay xa 960 km trước khi rớt xuống vùng  đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Tầm bắn của tên lửa có thể tới lãnh thổ Mỹ. 
Hình ảnh có liên quan
QUAN HỆ MỸ- TRIỀU
Quan hệ của Bắc Mỹ với khu vực Trung Đông
   - Được xem là một khu vực có chiến lược quân sự quan trọng, và là nơi có  nguồn dầu mỏ quan trọng, với số lượng nhiều nhất ở các khu vực khác không có được.
   - Ảnh hưởng từ khi mà Mỹ kéo quân đội của mình để trợ giúp quân sự tại Irac hồi năm 2002-2005, và sự tấn công của Nhà nước hồi giáo ISIS, được xem là một vấn đề đáng quan ngại sâu sắc, nhất là ở vùng Syria, Thổ Nhĩ Kì, được xem là căn cứ địa quan trọng của ISIS ở Trung Đông.
- Hôm 9-12-2017 mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận thành phố Jerusalem này là Thủ đô của Israel có thể sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường.
(Jerusalem bị chia cắt: nửa phía Tây trở thành một phần của quốc gia mới Israel, trong khi nửa phía Đông, bao gồm thành cổ, được Jordan kiểm soát. Tuy nhiên, sau cuộc chiến chớp nhoáng Sáu Ngày vào năm 1967, Israel chiếm luôn cả Đông Jerusalem và sáp nhập vào quốc gia Do Thái. Năm 1980, các nhà lập pháp Israel thông qua một dự luật tuyên bố “Jerusalem, hoàn chỉnh và thống nhất, là Thủ đô của Israel”, động thái này khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ.) 
Hình ảnh có liên quan
LỘ TRÌNH HÒA BÌNH TRUNG ĐÔNG
Quan hệ giữa Bắc Mỹ và Đông Nam Á
Quan hệ giữa các nước Bắc Mỹ với các nước Đông Nam á ngày càng gắn kết, vì Mỹ đang muốn tìm kiếm sự hỗ trợ về mọi mặt, tăng số lượng đồng minh của mình, vừa cho thấy sự mạnh mẽ của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh trong khu vực và toàn cầu. Điển Hình, như Apec 2017 tại Đà Nẵng, với sự có mặt của Mỹ, Canada, càng cho thấy sự quyết tâm của họ, khi tìm kiếm nguồn lực tiềm năng mới cho mình, và cũng là lợi ích mà các bên đang hướng đến.
Kết quả hình ảnh cho mỹ và asean
MỸ VÀ ASEAN 
Quan Hệ giữa Bắc Mỹ với EU
Các nước Bắc Mỹ cól iên hệ mật thiết với các nước Eu, trong những năm qua nền kinh tế của Eu và Mỹ chịu rất nhiều sự chi phối với nhau, về nguồn cung ứng thị trường, và giá cả, cũng như là các cuộc đàm phán, kí kết giữa đa phương và song phương đạt nhiều thành tựu lớn.
Kết quả hình ảnh cho mỹ và EU
MỸ VÀ EU 
 KẾT LUẬN
Khu vực Bắc Mỹ có nền kinh tế mạnh mẽ trên thế giới mà điền hình là Mỹ và Canada, cùng với sự phát triển của Mexico trở thành nền kinh tế chủ đạo của toàn thế giới.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên, và địa chính trị quan trọng, làm các nước Bắc Mỹ giữ vai trò chủ đạo, là ‘anh cả’ của thế giới mà nhất là Mỹ.
Sự ảnh hưởng về chính trị- quân sự của Mỹ và Canada…, được xem là ‘bảo vệ đồng minh’ lâu đời, như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chủ nghĩa Dân Túy đang diễn ra hết sức sâu sắc, từ khi cuộc bầu cử của Mỹ năm 2016, làm cho quần chúng đang đi vào chủ nghĩa dân tộc.
Sự ảnh hưởng đến chính trị hiện nay, là ở Đông Bắc Á, Trung Đông với những mục tiêu quân sự lớn của Mỹ, sự áp đặc các lệnh chừng phạt với triều tiên, hay là chống lại các lực lượng khủng bố như ISIS.


JONH LOCKE ĐÃ SAI TRẦM TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ?

BIÊN DỊCH: PHẠM MINH TRÍ
TÀI LIỆU TỪ Samuel Gregg là Giám đốc Nghiên cứu tại Học viện Acton. Ông đã là tác giả của nhiều cuốn sách bao gồm cả On Ordered Liberty , giải thưởng của ông The Commercial Society , và nền kinh tế chính trị của Wilhelm Röpke .
Giaỉ thích thuật ngữ: 
HỢP ĐỒNG XÃ HỘI = KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
 Tôi xem được trên trang Luâtkhoa.org có viết một bài về Jonh Locke là bài này: https://www.luatkhoa.org/2018/02/doc-john-locke-5-cau-hoi-ve-nguon-goc-cua-chinh-quyen/ , để chỉ về những cái sai lầm của jonh locke, hôm nay tôi xin được dịch bài này có trong trang http://www.thepublicdiscourse.com/2011/07/3583/ để chỉ ra lỗi sai ấy. 
Kết quả hình ảnh cho phê phán luận điệu xuyên tạc

Quan điểm về Lý thuyết khế ước xã hội: 
Trong một ngày 27 tháng 6 ngày bài báo đăng tải trên First Things trang web mang tên “ Lấy Locke Nghiêm túc ,” học giả Locke Greg Forster có vấn đề với tôi gần đây Discourse Công phê bình lý thuyết khế ước xã hội, và đặc biệt hơn, giải thích của tôi về John Locke. Tôi cảm ơn Tiến sĩ Forster vì những lời chỉ trích của ông ta và tôi biết ơn cơ hội này để đáp lại những nhận xét nổi bật nhất của ông ta.
Hãy để tôi bắt đầu bằng cách bảo vệ đủ điều kiện của Forster về tính hữu ích của ý tưởng về hợp đồng xã hội. Trong khi Forster coi lý thuyết hợp đồng xã hội của Rawls là thiếu sót sâu sắc, ông sẵn sàng bảo vệ khái niệm hợp đồng xã hội như là một thí nghiệm hữu ích để suy nghĩ về vấn đề quan trọng tại sao chúng ta phải tuân theo các nhà cai trị của chúng ta.
Các thử nghiệm về suy nghĩ đôi khi có thể hữu ích trong việc minh hoạ các điểm cụ thể, nhưng chúng là cơ sở không đủ để xây dựng các lý thuyết về trật tự chính trị. Và tôi vẫn không tin rằng ý tưởng về hợp đồng xã hội luôn hoặc thậm chí chủ yếu hoạt động như một loại thử nghiệm tư duy.
Chúng tôi sử dụng lý thuyết biểu hiện hợp đồng xã hội vì một lý do - để mô tả hoạt động lập luận trong một quan niệm cụ thể về xã hội chính trị. Cho dù đó là Hobbes, Rawls hay Locke, việc sử dụng thiết bị hợp đồng xã hội của họ vượt ngoài các thử nghiệm; nó là một khối xây dựng không thể thiếu của các lập luận của họ. Loại bỏ các khía cạnh hợp đồng xã hội của lý luận của họ và lý thuyết chính trị tương ứng của họ bắt đầu nhìn khái niệm rỗng.
Một lời chỉ trích thứ hai của Forster liên quan đến lập luận của tôi rằng nhân vật hư cấu của các hợp đồng xã hội làm suy yếu sự hóm hỉnh của họ làm điểm tham khảo cho các cuộc thảo luận hợp lý về trật tự chính trị. Forster tuyên bố rằng các nhà lý thuyết về hợp đồng xã hội trước đó (không như Rousseau) không bao giờ coi các hợp đồng xã hội là những sự kiện lịch sử và duy trì rằng "lập luận của họ không bao giờ phụ thuộc vào lịch sử của nó".
Tuy nhiên, tôi cho rằng ví dụ như Locke dường như coi phiên bản xã hội nhỏ gọn của ông như một sự kiện lịch sử. Ông cũng có vẻ nghĩ rằng lịch sử của nó đã được nhiều hơn ngẫu nhiên đối với lập luận của mình.
Một bằng chứng cho gợi ý này là chính Locke đã phản đối rằng dường như không có trường hợp lịch sử nào của con người gặp nhau trong trạng thái tự nhiên và sau đó đồng ý thành lập một xã hội chính trị. Locke tiếp tục, như Frederick Copleston chỉ ra, cho rằng những trường hợp như thế có thể được tìm thấy (nền tảng của Rome cổ đại, Venice, và các cộng đồng Mỹ đặc biệt).
Sau đó, như để thừa nhận sự mỏng manh của bằng chứng này, Locke đã quả quyết rằng sự thiếu sót của bằng chứng về sự đồng ý lịch sử không chứng minh được rằng các gói gọn xã hội chưa bao giờ tồn tại. Vì vậy, nếu Locke coi những vấn đề như vậy là không quan trọng khi nó đạt được hiệu lực của hợp đồng xã hội thì tại sao ông lại tìm cách bảo vệ tính lịch sử hiển nhiên của họ?
Một lý do có thể là việc tìm kiếm tính lịch sử phản ánh sự khó chịu của Locke (hiếm khi chỉ có với Locke) với sự quan sát của Sir John Fortesque trong De Laudibus Legum Angliae (1470) rằng "trong số gần như mọi dân tộc, các cõi đã xuất hiện chiếm đoạt. "
Chính Locke đã hỗ trợ sự lật đổ của Vua James II trong cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 và sự chuyển tiếp Bill of Rights vào năm 1689. Có nhiều lý do cho việc James II tháo dỡ khỏi ngôi, nhưng chúng ta không nên giả vờ rằng việc trục xuất của ông dựa trên một số loại vi phạm hợp đồng. Nó bắt đầu từ sự từ chối bởi những phân đoạn đáng kể của giới tinh hoa chính trị Anh để chấp nhận quyền lực chính trị của ông nữa.
Điều này đưa tôi đến một điểm khác mà tôi cho rằng giải thích các vấn đề của lý thuyết hợp đồng xã hội: chính quyền chính trị không đòi hỏi một hợp đồng hoặc một số quá trình truyền nào đó cho tính hợp pháp của nó.
Contra Locke, nền tảng hợp lý cho chính quyền dân sự thực sự không đồng ý. Như Aquinas đã viết, "con người, hơn bất kỳ con vật nào khác, là động vật xã hội và chính trị , sống trong một nhóm". [Nhấn mạnh thêm].
Nói một cách khác, xã hội chính trị, và do đó quyền lực chính trị, phát sinh từ một yêu cầu tức thời về lý do thực tiễn: bất kỳ xã hội nào trong xã hội yêu cầu ai đó quyết định ràng buộc mọi thành viên của xã hội đó. Con người vì thế luôn có một số hình thức của quyền lực chính trị như vậy. Chính quyền đó không tìm thấy nền tảng của nó trong hợp đồng xã hội hoặc lý thuyết truyền tải khác, nhưng từ thực tế tuyệt đối là có một nhà cai trị hoặc những người cai trị có thể đưa ra một số loại phối hợp các quyết định cho một xã hội và những quyết định của họ được coi là có thẩm quyền của công dân.
Nếu sau đó, xã hội chính trị là một xã hội tự nhiên, mục đích của lý thuyết hợp đồng xã hội hoặc các thiết bị không rõ ràng. Tại sao chúng ta cần bước trung gian này của một xã hội nhỏ gọn, đưa chúng ta từ một trạng thái hư cấu của tự nhiên vào xã hội chính trị?
Trong một số trường hợp, các lý thuyết hợp đồng xã hội, các thí nghiệm tư duy liên quan và các thiết bị tưởng tượng khác như mạng che đậy của sự thiếu hiểu biết, các vị trí ban đầu, và các trạng thái tiền tệ chính trị đã giúp giải quyết các ưu tiên đã có từ trước. Bằng cách thiết lập các thông số cho các cuộc tranh luận chính trị thông qua các khái niệm này, các tác giả của họ có thể loại trừ những kết luận họ không thích.
Một ví dụ điển hình gần đây là lời kêu gọi của Tổng thống Obama về "gói gọn xã hội" vào tháng 4 năm 2011 như một lý do cho sự phản đối của ông đối với các đề xuất ngân sách của Hạ viện. Trong trường hợp này, quan điểm của Tổng thống Obama về gói xã hội đã làm cho ông ta miễn cưỡng vì sự cần thiết phải thảo luận về những giá trị đặc biệt của các đề xuất của Hạ viện.
Một lý do khác cho sự phổ biến các lý thuyết hợp đồng xã hội là họ thường cho phép chúng ta hợp lý hóa triết lý và hợp pháp sự xuất hiện của một loạt các sắp xếp chính trị mới. Ví dụ, một số tác giả đã cho rằng các lập luận xã hội của Locke, với sự nhấn mạnh đặc biệt của họ về sự ưng thuận, xuất phát từ mong muốn hợp thức hoá một trật tự chính trị đặc biệt được thiết lập ở Anh trước và sau cuộc Cách mạng Vinh quang.
Một điểm yếu của những cách diễn giải như vậy là Locke dường như đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết chính trị của ông một vài năm trước năm 1688. Do đó các luận văn của Locke xứng đáng được đối xử, như Copleston đã viết, như nhiều hơn một cuốn sách nhỏ khác của Whig. Tuy nhiên, không rõ lý thuyết chính trị của Locke - trước hoặc sau năm 1688 - hoàn toàn có thể tách rời khỏi sự phản đối của ông đối với triều đại Stuart, sự tranh luận của ông về quyền thần thánh của các vị vua (mà rõ ràng là phản đối bất kỳ ý kiến ​​nào về sự đồng ý của các nhà cầm quyền) niềm tin cá nhân của ông như một Whig lâu năm.
Tất nhiên, không ai có thể hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của bối cảnh khi phát triển ý tưởng của mình, nhưng điều này không có nghĩa là Locke không thể xây dựng một tài khoản mạnh mẽ hơn về trật tự chính trị để giải thích tại sao James II cần phải được gỡ bỏ khỏi quyền lực. Những luận cứ luật tự nhiên cổ điển trước đây về tính hợp pháp của việc loại bỏ những người cai trị trở thành những kẻ bạo chúa sẽ hoàn toàn phù hợp.
Cuối cùng, tôi muốn đề cập đến đề xuất của Forster rằng mô tả của tôi về Locke phản ánh ảnh hưởng lan rộng của sự hiểu biết thế tục về Locke đã thống trị suy nghĩ thế kỷ 20 về Locke - một giải thích mà Forster và những người khác đã làm nhiều để thách thức.
Khi nó xảy ra, nó không phải là một nền tảng của cách giải thích thế tục mà làm tăng nghi ngờ của tôi về Locke. Thay vào đó, theo quan điểm của tôi, Locke-Hobbes, Kant, Hume, Bentham, Mill, và chủ nghĩa hậu quả đã bóp méo nhiều lý luận hiện đại - có một sự hiểu biết không đầy đủ về hoạt động của chủ ý, lý do thực tiễn và ý chí, và con người hưng thịnh.
Những thiếu sót này có thể là cái gì đó đối với siêu hình học của Locke đối với con người, mà bản chất nó định vị bản sắc con người theo ý thức. Theo quan điểm của Locke về ý chí, Locke chỉ rõ rằng "ý chí của sự thật không có nghĩa gì cả ngoại trừ năng lực, hay khả năng, để thích hoặc chọn lựa hơn." Cùng với khuynh hướng tự do như không có ràng buộc, những điều này tạo thành một sự kết hợp mạnh mẽ chủ nghĩa nhị nguyên, chủ nghĩa tự nguyện, và có lẽ thậm chí là thuyết danh danh.
Sự kết hợp triết học này cho thấy Locke, giống như Hobbes, tin rằng niềm đam mê của chúng ta là những gì dẫn chúng ta tới một đầu chứ không phải là một cái khác. Quả thực một khái niệm về hàng hoá cho chúng ta những lý do thông minh để hành động - và do đó đặt chúng ta trên con đường phát triển con người - không thể tìm thấy trong tư tưởng của Locke. Mặc dù Locke xem xét nhu cầu của đạo đức đối với vấn đề tuân thủ bản chất hợp lý, ông chưa bao giờ thực sự giải thích làm thế nào chúng ta biết bản chất này hay tại sao lại là quy tắc.
Quan điểm xem con người là một sinh vật xã hội của jonh Locke: 
- Nếu như Jonh Locke còn sống thì tôi sẽ hỏi ông ta sẽ nghĩ gì khi một đứa bé sống mà không có mẹ của nó thì nó sẽ sống như thế nào, một đứa bé ''hoang dã'', nhất định sẽ không có hạnh phúc, và có được những mưu cầu hạnh phúc cho dù nó được tự do, nó không biết được  ngôn ngữ của nó, trong khi những đứa bé khác biết được ngôn ngữ,, chữ viết và mưu cầu những hạnh phúc, tình cảm, tình yêu. Jonh Locke chỉ đúng khi ông ta cố nói về lịch sử như một cách chối bỏ tương lai. Lý thuyết quá cũ kỹ của ông được Thomas Jeffeson  ứng dụng, được những nhà triết học tư bản kêu rào rằng ông ta có sức ảnh hưởng lớn đến bản tuyên ngôn 1776 của nước Mỹ, và chẳng có một ai biết rằng cách mạng Vinh quang 1688 có phải là học thuyết của Locke hay không, hay là do những vấn đề quyền lực chính trị khác. 
Và sẽ còn nhiều cái sai nữa của Jonh Locke mà những nhà Triết học Hiện đại đã tìm ra được, những cái sai ấy sẽ là phương pháp nhận thức được ông ấy là nhà triết học như thế nào, mà những nhà triết học tư bản khen ngợi hết mình. 
Trong khi những lý thuyết tư bản ấy đã có sự phê phán của C.Mác và Angghen, thì ngày nay những lý thuyết tư bản ấy lại không muốn mình thua cuộc trước lý luận của Mác, Ăngghen và Lê-nin mà cố gắng trở mặt với cả những lý thuyết tiền bối của mình đưa ra, không bám sát thực tiễn mà chỉ có những cái miệng với những mớ lý luận sai lạc của chủ nghĩa tư bản. 
QUan điểm về tài sản của Jonh Locke 
Kết quả hình ảnh cho cái sai john locke
Vậy thì hãy xem sự phê phán cái sai của quan điểm này:

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

ĐÓNG GÓP MỘT SỐ BẢN ĐỒ CỔ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI CHỨNG MINH CHỦ QUYỀN TOÀN VẸN LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM


TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
TÌM KIẾM TỪ CÁC TÀI LIỆU XƯA CỔ NƯỚC NGOÀI.


1. Carte des Costes của l'Asie sur l'Contenant Les Bancs Isles et Costes & c. / Partie Phương Đông của l'Asie sur l'Ocean ... - Covens & Mortier, c. 1720.Carte d'Asie.

2. Bản đồ Châu Á Năm 1800






 3. Bản đồ Ấn Độ, Đông Nam Á và Đông Ấn năm 1783




4. Bản đồ năm 1818 của Pinkerton về Đông Ấn

5.Thương mại Trung và Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á năm 1619


6. BẢN ĐỒ THẾ GIỚI NĂM 1726, TÊN GỌI LÀ Wereldkaart, nếu phóng to hình ảnh chúng ta sẽ tìm được ở dưới China có tên là Namchan, có phải là đại Việt xưa hay không, xin mời các nhà địa lý và sử học nghiên cứu. 

Mappe monde: qui comprend les nouvelles decouvertes faites jusqu'a ce jour.  : Paris: Par et chez le Sr. le Rouge, 1748. Ghi lại số.  392466

7. BẢN ĐỒ NĂM 1689, Có Tên Van Schagen do Gerard van Schagen (khoảng 1642-1724?) Là một nhà vẽ bản đồ từ Amsterdam , được biết đến với những bản sao đồ họa tinh tế của ông, đặc biệt là của Nicolaes Visscher I và Frederick de Wit. 
 

TÔ GIỚI VÀ NHƯỢNG ĐỊA

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN  KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)

I. KHÁI NIỆM TÔ GIỚI ?

- Trong lịch sử chính trị quốc tế, chắc hẳn ai cũng có xem những bộ phim Trung Quốc, ví dụ: Bá Chủ Bến Thượng Hải, Tân Anh Hùng... có nhắc đến những khu vực gọi là Tô Giới. Đây là một khu vực mà các quốc gia lúc ''sẻ cái bánh ra làm 5 mảnh'' cai trị và nó đã tồn tại trong một thời gian mà Trung Quốc bị các quốc gia phương Tây chiếm đóng, sự ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, an ninh là rất phức tạp và sự quản lý những nơi này gần như có hạn, bởi gì quân đội quan chức hay cảnh sát quốc gia dường như không quản lý bao trùm tất cả, khi muốn bắt một người ở địa phận Tô giới thì các quan chức của chính phủ cũng phải có sự cho phép của ''Ngài Thị Trưởng''. 
Thị Trưởng(Mayor): Tức là một chức danh dùng riêng cho những chính quyền đô thị tự quản, ở Việt Nam thì nó được sánh ngang với Chủ Tịch ủy ban nhân dân xã và Thành Phố trực thuộc Tỉnh. 
Kết quả hình ảnh cho tô giới pháp
TÔ GIỚI PHÁP Ở THƯỢNG HẢI THẾ KỶ 20
- Nếu như theo đúng ''Luật Tô Giới'' thì chỉ có người của quốc gia đóng chiếm trên địa phận ấy mới được vào, hoặc do lời mời của Thị Trưởng đến các quan chức khác, vào khu vực này phải có giấy thông hành, và kinh doanh buôn bán gì cũng phải có giấy thông hành. Bởi gì không thể áp đặt được Luật pháp của quốc gia vào những nơi này, nên có những trường hợp không thể quản lý và dẫn đến xung đột giữa quan chức chính phủ và Thị Trưởng Tô Giới. Quyền đặc miễn được áp dụng theo luật quốc tế thì nó gọi là ''lãnh sự tài phán'', mỗi tô giới đều có rào cản không cho người của quốc gia bị chiếm đóng vào. 
- Không chỉ Trung Quốc mới có, mà các quốc gia ở Châu Âu cũng có những Tô Giới như thế. Vd Tô giới Anh, Bỉ....
--> TÔ GIỚI (CONCESSION) là một phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền, nhưng mà bị thực thể khác quản lý, là một cường quốc thực dân hay có sự hậu thuẫn của thực dân, một số ít lý do khác là do sự nhân nhượng của chính quyền đương thời.
- Đặc Điểm:
+ Là quốc gia có chủ quyền nhưng bị thực thể khác quản lý
+ Luật pháp quốc gia không có sự ảnh hưởng nào vào trong địa phận tô giới
+ Quyền đặc miễn nó gọi là lãnh sự tài phán, được áp dụng cho người đứng đầu tô giới
+ Người dân trong quốc gia đó không có quyền, phận sự vào tô giới

II. KHÁI NIỆM  NHƯỢNG ĐỊA ?

- Trong một số các quốc gia thế kỷ 20, có sự tranh chấp về chủ quyền quốc gia, bị các thế lực khác chiếm đóng, tuy nhiên Tô Giới là phần lớn được lịch sử ghi lại, và được Luật quốc tế đưa vào để hình dung và nghiên cứu những đặc điểm, tính chất vv. một phần khác với tô giới là nhượng địa nó đã trở thành thuật ngữ gắn liền những sự kiện chính trị quốc tế, có người nhầm lẫn giữa tô giới và nhượng địa, Vậy thì Nhượng địa có những đặc điểm gì?
NHƯỢNG ĐỊA: là chủ quyền của một quốc gia phải chuyển giao một phần đất, khu vực trong chủ quyền lãnh thổ quốc gia theo một hiệp ước, giao ước nào đó với quốc gia khác, tổ chức khác, nó cũng có thể do sự quản lý không đủ sức mạnh, yếu kém của bên chuyển giao. 
Hình ảnh có liên quan
CHIẾN TRANH NHA PHIẾN VÀ SỰ NHƯỢNG ĐỊA CỦA NHÀ THANH Ở HONGKONG
 Một lịch sử thể hiện rõ nhất đó là chiến tranh Nha Phiến( 1839-1842), và lần thứ hai (1856-1860) sự yếu kém về quản lý, không đủ sức mạnh chính trị đã làm cho hai khu vực là Hồng Kông và Cửu Long rơi vào tay của Anh qua hai hiệp ước và hiệp ước Nam Kinh và Bắc Kinh. 
Chiến Tranh Trung- Nhật là cho Đài Loan rơi vào tay của Nhật bản, trong hiệp ước simonosike. 
Thương Vụ Alaka được Mỹ mua lại từ đế quốc Nga năm 1867, theo xúc tiến của ngoại trưởng Hoa kỳ Seward và đến giữa thế kỷ 20 thì Alaska thành một tiểu bang. Hay Vùng Louisiana mà Mỹ mua lại từ Pháp từ 1803, với số tiền 11. 250.000 dola, tính luôn các khoản Hoa kỳ trả hơn 23 triệu đô cũng bằng Hiệp ước. 
Maryland và Virniga của Mỹ cũng được nhượng địa để thành lập Đặc Khu colombia. 

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

21-2-1848: TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN CỦA C.MÁC XUẤT BẢN LẦN ĐẦU TIÊN

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học. Những nguyên lý C .Mác và Ph.Ăng ghen trình bày trong tác phẩm là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trải qua mọi thử thách, hơn một thế kỷ qua, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi giải quyết nhưng chủ nghĩa Mác không hề lỗi thời. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đặt nền tảng tư tưởng cho những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng. Những tư tưởng đó có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây dựng Đảng của Đảng ta.
Kết quả hình ảnh

Được sự uỷ nhiệm của những người cộng sản, ngày 24 tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trước toàn thế giới. 

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản giữ địa vị đặc biệt quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp thành: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. 

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản còn là cương lĩnh chính trị của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. 

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc. 

I- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 

Giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đạt tới trình độ phát triển: đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở một số nước châu Âu. Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp vô sản hiện đại ra đời và sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Trong những năm 30 và 40 của thế kỷ XIX, ở một số nước tư bản phát triển, giai cấp vô sản đã vùng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đòi thực hiện những yêu sách của mình cả về kinh tế lẫn chính trị. Tiêu biểu cho sự phát triển của phong trào vô sản là những cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở thành phố Lyông (Pháp) năm 1837; cuộc nổi dậy của công nhân dệt vùng Xilêdi (Đức) năm 1844; phong trào hiến chương ở Anh kéo dài 10 năm (1838 - 1848). 

Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi một cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1847, Đại hội lần thứ hai Liên đoàn những người cộng sản đã thảo luận và thông qua những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản do Mác và Ăng ghen trình bày. Trên cơ sở sự nhất trí ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen được Đại hội ủy nhiệm thảo ra bản tuyên ngôn chính thức. 

Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cũng là thông báo về sự ra đời của một học thuyết cách mạng, một thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác. 

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người thực hiện được cuộc cách mạng tư tưởng với đỉnh cao của trí tuệ khám phá và hệ thống hóa những quy luật vận động của giới tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Toàn bộ thành tựu trí tuệ của loài người được tổng kết, khái quát. 

Kết quả hình ảnh cho TUYÊN ngôn đàng cong san của cmac

II. Tư tưởng chủ yếu và nội dung của tác phẩm 

Lý luận về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản khẳng định rằng, giai cấp vô sản không thể giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng toàn xã hội. 

Song, giai cấp vô sản không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử nếu không tổ chức thành chính đảng của giai cấp, Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Quan điểm cơ bản về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về đấu tranh giai cấp, về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, về xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân được Mác và Ăngghen trình bày rõ trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. 

Nội dung Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày thành bốn chương. Ngoài ra, mỗi lần xuất bản, hai ông còn viết lời tựa để thuyết minh và làm rõ hơn nội dung tư tưởng của Tuyên ngôn (bổ sung nội dung Tuyên ngôn). 

Chương I: Tư sản và vô sản 

1. Sự phát triển của xã hội loài người: 

Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã cho tới nay là lịch sử đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các giai cấp bị áp bức bóc lột và giai cấp bóc lột. 

Đến xã hội tư bản hiện đại cũng phân chia thành hai giai cấp lớn thù địch với nhau, đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Nội dung cơ bản của sự vận động của lịch sử xã hội hiện đại là cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh đó đưa tới sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. 

2. Vị trí lịch sử của giai cấp tư sản 

Nhờ áp dụng những thành quả mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, những công trường thủ công được thay thế bằng những xí nghiệp hiện đại, những chủ công trường thủ công đã trở thành những chủ xí nghiệp tức là những nhà tư sản hiện đại. 

Khi mới ra đời, giai cấp tư sản là lực lượng cách mạng có một vai trò hết sức to lớn trong lịch sử. Đại diện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất đang lên, giai cấp tư sản đã làm cuộc cách mạng lật đổ giai cấp phong kiến quý tộc, giành địa vị thống trị. 

Sau khi nắm được chính quyền nhà nước, giai cấp tư sản liền phá hủy những quan hệ sản xuất phong kiến, gia trưởng, thuần phác, thiết lập hệ thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Chưa đầy một thế kỷ, giai cấp tư sản thống trị đã tạo ra được một lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. 

Để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và trao đổi, giai cấp tư sản đã thẳng tay xóa bỏ tình trạng cát cứ, phong kiến. Trên cơ sở đó, đưa đến sự tập trung về kinh tế chính trị, hình thành một quốc gia dân tộc thống nhất, phục vụ cho lợi ích của bản thân giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản thiết lập thị trường thế giới. Đồng thời, chúng buộc các dân tộc chậm phát triển phải du nhập cái gọi là văn minh tư sản, làm nảy nở nền văn hóa thế giới. 

Giai cấp tư sản đã thiết lập nền dân chủ tư sản. Tuy là nền dân chủ cắt xén, nhưng so với chế độ quân chủ chuyên chế thì đó là một tiến bộ trong lịch sử. 

Giai cấp tư sản đã tạo điều kiện cho sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Đồng thời sẽ xóa bỏ tất cả những gì không phù hợp với lợi ích của bản thân giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử. Chính giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên chỉ ra cho chúng ta thấy rõ loài người có khả năng làm được những gì. 

Vốn có bản chất là một giai cấp tư hữu và bóc lột nên vai trò cách mạng của giai cấp tư sản bị hạn chế ngay từ đầu. Giai cấp tư sản chỉ làm đơn giản hóa giai cấp và đối kháng giai cấp mà thôi. Nó phân chia xã hội ra làm hai phe thù địch với nhau, hai giai cấp hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đấu tranh nảy sinh ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. 

Giai cấp tư sản không những đã rèn vũ khí để giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, những người vô sản. 

3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và sự ra đời của Đảng Cộng sản 

Giai cấp vô sản hiện đại là người có sứ mệnh đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và sáng tạo ra một xã hội mới tốt đẹp hơn. Đó là điều mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản do vị trí kinh tế - xã hội của giai cấp vô sản trong lịch sử quy định. 

Giai cấp vô sản là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, các giai cấp khác đều dần dần bị phân hóa, suy tàn và tiêu vong. Chỉ có giai cấp vô sản là lớn lên cùng với sự phát triển của công nghiệp. Giai cấp vô sản được tuyển lựa trong tất cả các giai cấp trong dân cư. Sự tiến bộ của đại công nghiệp còn đẩy từng bộ phận trong giai cấp thống trị vào hàng ngũ giai cấp vô sản, bộ phận ấy cũng đem lại cho giai cấp vô sản những yếu tố tiến bộ. Hơn nữa, khi đấu tranh chống chế độ phong kiến, giai cấp tư sản buộc phải kêu gọi sự giúp đỡ của giai cấp vô sản, và do đó, đã lôi cuốn giai cấp vô sản vào cuộc vận động chính trị, nghĩa là đã cung cấp cho giai cấp vô sản những yếu tố tri thức chính trị phổ thông, những vũ khí mà sau này giai cấp vô sản sẽ sử dụng để chống lại giai cấp tư sản. 

Giai cấp vô sản không có tài sản, phải bán sức lao động cho tư sản, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường. Những người vô sản chẳng có cái gì là của mình để bảo vệ, họ phải phá hủy hết thảy những cái gì từ trước tới nay vẫn bảo đảm và bảo vệ cho chế độ tư hữu. 

Giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng, còn các giai cấp trung gian mang tính bảo thủ, hơn thế họ còn là phản động, tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại. Đoàn kết thống nhất là một thuộc tính cơ bản của giai cấp vô sản để đấu tranh chống giai cấp tư sản. 

Giai cấp vô sản luôn bị áp bức cùng cực bởi giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản đã không đảm bảo cho giai cấp vô sản những điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho họ có thể sống được trong vòng nô lệ. Như vậy, có nghĩa là, sự tồn tại của giai cấp tư sản không còn tương dung với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó, “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau”. Song, để bảo đảm bảo cho sự thắng lợi đó, giai cấp vô sản phải có những điều kiện đảm bảo cho công cuộc tự giải phóng mình. Trong Lời tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888, Ph.Ăngghen đã chỉ ra điều đó: “Chính do bản thân các sự biến và do những thành bại trong cuộc đấu tranh chống tư bản - do những thất bại nhiều hơn là do những thành công - mà công nhân không thể không cảm thấy rằng tất cả các môn thuốc vạn ứng của họ đều vô dụng, họ không thể không đi tới chỗ nhận thấy tường tận những điều kiện thực sự của công cuộc giải phóng giai cấp công nhân”. Điều kiện đó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 

Sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu để đảm bảo cho giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử. 

Những cuộc đấu tranh đã tạo điều kiện cho giai cấp vô sản đoàn kết thành tổ chức. Sự tổ chức như vậy thành chính Đảng. Sự tồn tại, phát triển của Đảng vì sứ mệnh của giai cấp vô sản. Đảng kết thúc vai trò khi sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản hoàn thành. 

Trong cuộc đấu tranh, Đảng Cộng sản không chỉ tập hợp trong hàng ngũ của mình giai cấp vô sản mà cả các tầng lớp trung gian, những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công, nông dân. Song, khi sắp rơi vào hàng ngũ vô sản họ đã tự nguyện từ bỏ quan điểm của chính họ để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản, bảo vệ lợi ích tương lai của họ. Hơn nữa, khi cuộc đấu tranh giai cấp tiến gần tới giờ quyết định, giai cấp thống trị bị phân hóa, một bộ phận nhỏ tách ra khỏi giai cấp này đi theo giai cấp vô sản. Đó là bộ phận những nhà tư tưởng tư sản vươn lên nhận thức được về mặt lý luận toàn bộ cuộc vận động. Thực tiễn đó đã khẳng định rằng, các tầng lớp trung gian và cả giai cấp thống trị (tầng lớp) trên của xã hội cũng có thể từ bỏ lập trường giai cấp của mình để tham gia hàng ngũ của giai cấp vô sản. 

Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản 

Chương này C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày tính tiên phong của Đảng Cộng sản, mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, một số nguyên lý chiến lược, sách lược cách mạng. 

1. Tính tiên phong của Đảng 

Sự trưởng thành của giai cấp vô sản được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản. Song, Đảng Cộng sản khác với toàn bộ giai cấp vô sản ở tính tiên phong. Tính tiên phong của Đảng thể hiện: tiên phong trong hành động thực tiễn, tiên phong về mặt lý luận. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã trình bày: những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản. Vai trò tiên phong của Đảng đảm bảo cho Đảng tập hợp được giai cấp vô sản. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện đảm bảo cho giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử toàn thế giới. Nhưng Đảng Cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, Đảng là một bộ phận gắn liền với giai cấp. Lợi ích của Đảng thống nhất với lợi ích giai cấp: “Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản”. Mục đích của Đảng là mục đích của giai cấp, Đảng là đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào vô sản. 

Kết quả của phong trào vô sản không dừng lại ở sự ra đời của chính Đảng mà còn biểu hiện ở chỗ giai cấp vô sản biết hành động theo sự lãnh đạo của Đảng. 

Nhiệm vụ trước hết của Đảng là: Giai đoạn thứ nhất, tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền; giai đoạn thứ hai, dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công nhân sản xuất vào trong tay nhà nước. Mác - Ăngghen đã định nghĩa: Nhà nước tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị. Với tư cách là giai cấp thống trị, giai cấp vô sản dùng bạo lực tiêu diệt chế độ sản xuất cũ; đồng thời tiêu diệt những điều kiện của sự đối kháng giai cấp. Nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng tiêu diệt cả sự thống trị của chính ngay giai cấp mình. Giai cấp vô sản không cố chấp về quyền lợi, về vai trò tồn tại của mình. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản để đưa đến xóa bỏ giai cấp và xóa bỏ mình. Đó là giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hình thành. Đảng không còn tồn tại cùng với sự mất đi của các giai cấp là tất yếu khách quan. 

2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học 

Để đập tan luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản của giai cấp tư sản, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khẳng định và bảo vệ một loạt những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Lý luận của những người cộng sản là sự phản ánh hiện thực khách quan của phong trào vô sản. Tuyên ngôn đã khẳng định: “lý luận của những người cộng sản tuyệt nhiên không dựa trên những ý niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra”. 

Những nguyên lý ấy chỉ là biểu hiện khái quát những điều kiện thực tại của một cuộc đấu tranh giai cấp hiện có, của một phong trào lịch sử đang diễn ra. 

- Vấn đề sở hữu: 

Lý luận của người cộng sản là xóa bỏ sở hữu tư bản, xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản. Giai cấp tư sản xuyên tạc rằng, người cộng sản xóa bỏ cái riêng của cá nhân. Tư bản không phải là lực lượng cá nhân, nó là một lực lượng xã hội, nhưng nó chỉ có thể vận động được là nhờ sự hoạt động chung của toàn xã hội. Người sở hữu thì không lao động, người lao động thì không được quyền sở hữu, xã hội vận động trong hai cực đối lập ấy, chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu mới giải quyết được sự đối lập trong xã hội. 

- Vấn đề tự do cá nhân: 

Mác và Ăngghen khẳng định rằng, trong xã hội tư bản chỉ có nhà tư sản có tính đối lập và cá tính, còn cá nhân người lao động thì mất độc lập và cá tính. Do đó, phải xóa bỏ cá tính tư sản, tính độc lập tư sản, và tự do tư sản, thứ tự do buôn bán và bóc lột sức lao động của người khác để hình thành xã hội mới trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. 

- Chế độ gia đình: 

Người cộng sản chủ trương xóa bỏ gia đình tư sản, khi chế độ tư bản bị xóa bỏ thì quan hệ gia đình tư sản cũng tiêu tan. Bởi vì quan hệ gia đình tư sản dựa trên tư bản, lợi nhuận cá nhân nhà tư sản, người phụ nữ coi như một công cụ sản xuất, dựa trên chế độ cộng thể, nạn mãi dâm chính thức và không chính thức. Tư sản đã chà đạp mối liên hệ gắn bó người vô sản với gia đình. 

- Vấn đề giáo dục: 

Người cộng sản không bịa ra tác động của xã hội đối với giáo dục vì nó là cái vốn sẵn có mà chỉ thay đổi tính chất của sự tác động ấy và kéo giáo dục ra khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản mà thôi. 

- Vấn đề dân tộc, tổ quốc và quốc tế: 

Dưới chủ nghĩa tư bản, người cộng sản không có tổ quốc, giai cấp tư sản nắm quyền đại diện cho tổ quốc, dân tộc, lợi ích của tổ quốc và dân tộc mà cơ bản là lợi ích của giai cấp tư sản cho nên giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa mà giai cấp tư sản hiểu. 

- Vấn đề tôn giáo: 

Giai cấp nào thống trị xã hội thì quan điểm, ý thức tư tưởng của xã hội là của giai cấp đó. Dưới chủ nghĩa tư bản, những tư tưởng về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo chẳng qua chỉ nói lên thời kỳ cạnh tranh tự do trong lĩnh vực tri thức mà thôi. “Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ”. 
3. Những nguyên lý chiến lược và sách lược của Đảng 

- Cách mạng phát triển qua hai giai đoạn: 

Giai đoạn l: Xây dựng giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị, giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền. Con đường giành chính quyền bằng bạo lực. 

Giai đoạn 2: Giai cấp vô sản sử dụng quyền lực chính trị của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, tước đoạt kẻ đi tước đoạt. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản còn nêu mười biện pháp cụ thể mà Mác - Ăngghen cho rằng có thể áp dụng ở những nước tư bản phát triển nhất lúc bấy giờ nhằm cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới. Mười biện pháp đó thể hiện chuyên chính trong hành động. 

- Vấn đề chính quyền nhà nước. 

Chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph. Ăngghen chưa dùng đến thuật ngữ chuyên chính vô sản nhưng tư tưởng về chuyên chính vô sản đã được hai ông diễn đạt một cách rõ ràng như: “Giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”; “Giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị”. 

Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa 

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời là sự cáo chung đối với tất cả các trào lưu xã hội chủ nghĩa phi vô sản trước đó. Các trào lưu xã hội chủ nghĩa xuất hiện như là một tất yếu lịch sử. Tuyên ngôn xác định thái độ cụ thể với từng trào lưu: Phê phán các trào lưu xã hội chủ nghĩa phản động của phong kiến tiểu tư sản. Tuyên ngôn dành sự đánh giá thích đáng chủ nghĩa xã hội. Tất cả các trào lưu xã hội chủ nghĩa phi vô sản đều là trở ngại cho việc ra đời của chính Đảng. Tuyên ngôn phê phán những trào lưu đó nhằm bảo đảm thắng lợi cho việc truyền bá học thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân. 

Chương IV: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng độc lập 

Chương này khẳng định lập trường kiên định của Đảng Cộng sản về những vấn đề chiến lược và sách lược mềm dẻo của Đảng. 

Nguyên tắc có ý nghĩa chiến lược của người cộng sản là: Chiến đấu cho mục đích trước mắt của giai cấp vô sản, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào. 

Xuất phát từ thực tế lịch sử của nước Đức và một số nước ở Châu Âu lúc đó, những mục đích và lợi ích trước mắt của giai cấp vô sản bấy giờ là đấu tranh đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế thực hiện quyền tự do dân chủ; còn tương lai của phong trào là đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Ở tất cả các nước, những người cộng sản ủng hộ mọi phong trào cách mạng, và trong những phong trào ấy, họ vẫn đưa vấn đề sở hữu lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào. 

Trong khi liên hợp với các đảng phái để chống lại thế lực phản động đang thống trị, Đảng Cộng sản xác định rằng: giành độc lập, liên minh nhưng phải có đấu tranh, có thỏa hiệp. Tất nhiên bao giờ Đảng cũng phải giữ vững nguyên tắc và giữ vững lập trường của giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản tuyên bố quan điểm cách mạng không ngừng, mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện có. Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng, họ giành cả thế giới cho mình. 

“Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, là khẩu hiệu chiến đấu công khai tuyên bố quá trình quốc tế của phong trào vô sản. 

III- Ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm 

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học. Những nguyên lý C .Mác và Ph.Ăng ghen trình bày trong tác phẩm là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trải qua mọi thử thách, hơn một thế kỷ qua, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi giải quyết nhưng chủ nghĩa Mác không hề lỗi thời. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đặt nền tảng tư tưởng cho những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng. Những tư tưởng đó có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây dựng Đảng của Đảng ta. 

- Về vai trò của Đảng: Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đều khẳng định: Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định mọi thắng lợi của cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu trong tất cả các giai đoạn cách mạng. 

- Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng ta khẳng định vấn đề nâng cao bản chất giai cấp công nhân là tư tưởng xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng để bảo đảm cho Đảng hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo. 

- Sự thống nhất lợi ích của Đảng và giai cấp - tư tưởng này làm cơ sở cho những chủ trương xóa những đặc quyền, đặc lợi của Đảng. 

- Trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích và kết luận bản chất lập trường quan điểm của các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội, những kết luận đó vận dụng trong công tác phát triển Đảng, công tác cán bộ sẽ tránh được chủ nghĩa thành phần. 

Những tư tưởng quan điểm về xây dựng Đảng trong Tuyên ngôn luôn luôn là kim chỉ nam trong công tác xây dựng Đảng của Đảng ta.