I. KHÁI NIỆM HIẾN PHÁP
Trong một quốc gia thì Luật Pháp chính là những quy tắc, quy định những việc làm và không được làm mà chính con người( người dân) trong một quốc gia có những cam kết, và nhất là thông qua ý chí của của đại đa số người dân một quốc gia để những nhà lãnh đạo trong cả một hệ thống chính trị. Nhưng một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền đó là Hiến Pháp.
HIẾN PHÁP SAN MARINO NGÀY 8-10-1600 |
II. VỀ LỊCH SỬ CỦA HIẾN PHÁP
- Nếu nói về những bản Hiến Pháp cổ đại nhất là các bản Hiến Pháp cổ xưa nhất của người Athen, có 4 quyển hiến pháp và đây là những bản Hiến Pháp của những Tác giả cổ đại, nó tổng hợp một cách chính xác thì cũng chưa phải là sự tổng hợp của ý chí và nguyện vọng của dân chúng.
HIẾN PHÁP CỦA NGƯỜI ATHENS |
- Hiến pháp của người Athena (Aristotle) , một bài luận về hiến pháp Athena được viết bởi Aristotle hay một trong những sinh viên của ông.
- Hiến pháp của người Athena (Pseudo-Xenophon) , còn được gọi là Oligarch Old , một công trình bảo tồn dưới tên của Xenophon, mặc dù không thực sự của anh ta.
Nó cũng có thể đề cập đến các mã hiến pháp và hiến pháp lịch sử theo đó Athens được quản lý ở các thời kỳ khác nhau:
- Hiến pháp Draconian , luật về luật ở Athens được viết bởi Draco trong quý cuối cùng của thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên.
- Hiến pháp Solonian , hiến pháp được thực hiện ở Athens bởi Solon vào đầu thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.
- Hiến pháp Areopagite , hiến pháp Athena trước khi cải tổ Ephialtes năm 462 TCN.
Sau đó là Hiến Pháp San Marino vào ngày 8-10-1600, Hệ thống mới này là bản cập nhật Statuti Comunali (Quy chế Thị xã) phục vụ San Marino từ khoảng năm 1300.
Và sau đó là một loạt các Hiến Pháp khác đã được ra đời, như Hiến Pháp Mỹ năm 1776 , Anh.
III. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỂ THIẾT LẬP HIẾN PHÁP( Ở VIỆT NAM)
- Nước Việt Nam có 5 bản Hiến Pháp lần lượt qua các năm 1946( 7 chương và 70 điều), 1959( 10 chương và 112 điều) , 1980( 12 chương và 147 điều),1992(12 chương và 147 điều), sửa đổi bổ sung 2001( //), và 2013( 11 chương và 120 điều). Và đặt vai trò của Chế độ chính trị là quan trọng nhất, tiếp đó là quyền con người, và quyền công dân.
- Điều 70 Hiến pháp 2013, tại khoản 1,2 đã ghi rõ về quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc Hội trong việc sửa đổi, ban hành, giám sát Hiến Pháp và Pháp Luật.
- Thông thường có ba quy mô sửa đổi, bổ sung hiến pháp:
Thứ nhất, sửa đổi cơ bản (sửa đổi toàn bộ) hiến pháp. Bản hiến pháp sau khi được sửa đổi được gọi là hiến pháp sửa đổi thay cho bản hiến pháp cũ.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số điều, thậm chí một điều của hiến pháp. Những sửa đổi này không làm thay đổi tên gọi của bản hiến pháp hiện hành.
Thứ ba, “sửa đổi ẩn” tức là ban hành ra những quy định mới làm thay đổi những quy định hiện hành của hiến pháp dưới hình thức các đạo luật nhưng với ý thức như sửa đổi, bổ sung hiến pháp - đó là đạo luật có tính hiến pháp, tức là nhằm vào vấn đề đang “vướng” hiến pháp và theo các thủ tục gần như đối với sửa đổi hiến pháp.
Chủ Thể Sửa đổi hiến pháp là chủ thể ban hành hiến pháp, tuy nhiên với một số quốc gia, thay đổi Hiến pháp thì phải do nhân dân quyết định và trưng cầu dân ý như Pháp, Nga, Thái Lan. Và một số quốc gia thông qua cơ quan đại diện của mình, đó là Đại Biểu Quốc Hội, HĐND, và Quốc Hội. Thực hiện trên 2/3 hay 3/4 đại biểu tán thành thì sửa đổi Hiến Pháp.
VỀ QUY TRÌNH CƠ BẢN
1. Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hiến pháp
2. Sáng kiến đề nghị và quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
3. Soạn thảo dự án (Tờ trình và Dự thảo văn bản)
4. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể nhân dân; công bố lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân đối với Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
5. Xem xét, thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
6. Công bố Hiến pháp sửa đổi hoặc Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Mọi công dân Việt Nam cũng phải tuân thủ đúng theo Hiến Pháp và Pháp Luật, vì đó là một đạo Luật Gốc, và đó chính là tập hợp các nguyên tắc về ý chí và hành động của toàn thể nhân dân cả nước, và đó là một bản khế ước với sự thỏa thuận của toàn dân và nhằm phục vụ cho quyền lợi cao nhất của nhân dân. Thực hiện những quyền bình đẳng trước pháp Luật( Điều 16 khoản 1, - Hiến Pháp 2013).
''Điều 119
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.''
VẬY THÌ KHI ÁP DỤNG VÀO LUẬT PHÁP QUỐC TẾ THÌ SAU?
Nếu nói về pháp luật quốc tế: giữa các điều ước quốc tế và các văn bản thỏa thuận luật pháp quốc tế như Hiến Chương, Công ước, Hiệp ước thì phải có tính pháp lý cao hơn, vì đơn giản đó là Quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và dân tộc khác nhau. Nhưng các quốc gia vẫn có quyền tự quyết.
Còn đối với Trong nước: thì bản Hiến Pháp luôn luôn có tính pháp lý cao nhất, và sau đó là các Bộ Luật, Luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét