Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

NỘI CHIẾN CỦA SYRIA: SỰ KÌM CHẾ VÀ SỰ TƯƠNG TRỢ CỦA LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

Vấn đề nội chiến của Syria đã diễn ra từ ngày 26-1-2011, bắt nguồn từ các cuộc nổi dậy của các cuộc biểu tình trên cả nước, cùng với sự mâu thuẫn tôn giáo và dân tộc, tỉ lệ lạm phát cao của nền kinh tế Syria, nạn thất nghiệp diễn ra, và sự bất công xã hội ngày càng diễn ra với sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, các nhóm phiến quân hồi giáo hai dòng Suna và Shiai đã diễn ra, các nhóm vũ trang đã kết hợp thành những nhóm khủng bố, kêu gọi độc lập và Lật đổ chính quyền của Tổng Thống Assad, với sự nổi dậy của Nhà nước Hồi Giaó Cực Đoan ISIS, và sự ảnh hưởng về các dòng Hồi giáo và sự can thiệp của các cường quốc làm cho sự ''hiếu chiến'' ngày càng nảy sinh. Một phần là do hỗn chiến mạnh mẽ giữa quân đội chính phủ và các Phiến quân, cuộc nội chiến chính thức bắt đầu vào tháng 4/2011 khi quân đội chính phủ đã bắn vào đoàn người biểu tình từ đây châm ngòi cho một cuộc nổi dậy vũ trang toàn diện ở Syria.
Kết quả hình ảnh cho trẻ em noi chien syria moi nhat
 CẢNH ĐAU THƯƠNG NỘI CHIẾN Ở SYRIA VỀ TRẺ EM 

1. PHIẾN QUÂN SYRIA MỚI NỔI DẬY GIAO CHIẾN VỚI QUÂN ĐỘI CHÍNH PHỦ LÀ AI?
- Là một nhóm chiến binh Hồi giáo Salafist hoạt động tích cực tham gia vào cuộc Nội chiến ở Sy-ri . Nhóm được thành lập vào ngày 28 tháng 1 năm 2017 dưới hình thức sáp nhập giữa Jabhat Fateh al-Sham (trước đây là al-Nusra Front), Mặt trận Ansar al-Din , Jaysh al-Sunna , Liwa al-Haqq và Phong trào Nour al-Din al-Zenki . Sau khi thông báo, các nhóm và cá nhân bổ sung đã tham gia. Việc sáp nhập hiện đang được lãnh đạo bởi Jabhat Fatah al-Sham và cựu lãnh đạo Ahrar al-Sham, mặc dù Bộ Tư lệnh Tối cao bao gồm các nhà lãnh đạo từ các nhóm khác. 
Kết quả hình ảnh cho Tahrir al-Sham
Ahrar al-Sham
2. TỪ MÙA XUÂN A-RẬP ĐẾN CUỘC NỘI CHIẾN Ở SYRIA
- Thể chế chính trị Cộng hòa Tổng Thống ở Syria theo nguyên tắc ''cha truyền con nối'', nguyên tắc này vốn dĩ chỉ có trong nền thể chế quân chủ chuyên chế, ngày nay với sự pha trộn các nền thể chế của các quốc gia trên thế giới mà đặc biệt là sự lựa chọn mô hình thể chế của các quốc gia là khác nhau, tuy vậy về hình thức chính thể vẫn giống nhau. thừa kế trong thiết chế chính trị của gia tộc Al-Assad , từ cha đến con đã thể hiện một chế độ chuyên quyền, tức nhiên không thể hoàn toàn nhận định như thế, vì chính quan chức nhà nước và người dân của Syria mới có quyền phán xét như thế. Còn sự nhận xét từ bên ngoài chỉ mang tính phân tích lý thuyết khoa học chính trị. 
Đảng Baath mà hiện nay là Mặt trận dân tộc thống nhất là Mặt Trận duy nhất hiện nay là Mặt trận  được công nhận và nắm chính quyền ở Syria,  Đảng Baath còn gọi là Đảng xã hội phục hưng A-rập Baath, với phương châm là ''thống nhất- tự do- xã hội chủ nghĩa''.
Đảng Hồi giáo Turkistan ở Syria (TIP) là một trong những đảng phái mà phiến quân syria thành lập , và đang được hoạt động nhằm để chống lại mặt trận dân tộc thống nhất của Tổng Thống  Bassel Al- Assad, và hoạt động với mục đích là thành lập chính quyền người hồi giáo trong tương lai. 
Sự xung đột chính trị này đã khiến cho tình hình bất ổn ở Syria ngày càng gay gắt, và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người dân và các mặt trong đời sống xã hội, kinh tế trong nước. 
Kết quả hình ảnh cho TONG THONG SYRIA
TỔNG THỐNG  BASHAR AL ASSAD 
3. SỰ CAN THIỆP CỦA NGA VÀO NỘI CHIẾN SYRIA
Theo Truyền Thông Nga và Syria, vào tháng 7 năm 2015, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có yêu cầu chính thức cho Nga về các cuộc không kích chống khủng bố quốc tế, trong khi đưa ra các vấn đề quân sự của Syria. Theo báo cáo của các phương tiện thông tin có liên quan tới các nguồn tin ẩn danh, sau một loạt các thất bại chính mà các lực lượng chính phủ Syria bắt đầu vào nửa đầu năm 2015, đã có một thỏa thuận chính trị giữa Nga và Syria để tăng cường Sự tham gia của Nga; Qasem Soleimani , chỉ huy lực lượng Quds của Iran thăm viếng Moscow vào tháng 7 để đưa ra các chi tiết của chiến dịch chung, chuyến thăm của Soleimani đã bị các quan chức Nga từ chối.
Vào tháng Tám năm 2015, Nga đã bắt đầu gửi máy bay chiến đấu Nga-vận hành, T-90 xe tăng và pháo binh, cũng như binh sĩ chiến đấu với một căn cứ không quân gần thành phố cảng Latakia ở Syria. 
Ngày 26 tháng 8 năm 2015, một hiệp ước được ký kết giữa Nga và Syria quy định các điều khoản và điều kiện sử dụng của Nga của sân bay Hymimim của Syria, miễn phí và không có giới hạn thời gian. Hiệp ước, được quốc hội Nga thông qua vào tháng 10 năm 2016, cho phép các nhân viên Nga và các thành viên gia đình của họ có quyền miễn trừ tư pháp và các đặc quyền khác như Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao dự kiến .
Tháng 9 năm 2015, các tàu chiến của Nga thuộc Hạm đội Biển Đen đã tới khu vực phía đông Địa Trung Hải. Vào cuối tháng 9, một trung tâm thông tin chung ở Baghdad đã được thiết lập bởi Iran, Iraq, Nga và Syria để điều phối các hoạt động của họ chống lại ISIS. 
Kết quả hình ảnh cho noi chiến syria
CÁC BÊN THAM GIA
4. DIỄN BIẾN (PHẦN NÀY ĐÃ CÓ CÁC PHÓNG VIÊN ĐƯA TIN) 
5. GIẢI PHÁP NÀO NỘI CHIẾN Ở SYRIA ?( giải pháp theo nguyên tắc không được vượt quyền tự quyết)
- Tiến Hành Hòa giải xung đột bằng các Thỏa Thuận Giữa các bên tham chiến liên quan nội trong lãnh thổ của Syria bằng một công ước có tính chất như là một văn bản tạm thời. 
- Cả hai cùng bắt tay xây dựng một nền kinh tế syria thịnh vượng cùng phát triển. 
- Tiến hành Bầu cử Phổ Thông Đầu Phiếu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, có sự linh hoạt của hai Đảng với nhau, thể hiện sự dân chủ trực tiếp của Người Dân, là lấy chủ thể là người Dân làm trung tâm. 
- Cả hai tình nguyện bỏ súng và vũ khí xác lập hòa bình, nêu cao vị trí và vai trò của Công ước về Quyền trẻ em của, Công ước các quyền chính trị- dân sự, kinh tế, xã hội, cả hai kìm chế vì quyền trẻ em, quyền con người để hòa bình, có quyền sống, quyền học tập và phát triển đầy đủ. Vì tất cả các cuộc chiến, thì điều tồi tệ nhất là thiệt hại về người và của, đặc biệt là trẻ em, chúng cần được phát triển. 
-  Sự can thiệp của Liên Hợp Quốc mà nhất là Hội Đồng Bảo An LHQ, thực hiện theo điều 51 HIẾN CHƯƠNG LHQ, và  các hiệp ước chống vũ khí sát thương khác. 

PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét