NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐINH THẾ ĐỊNH
Với tác phẩm hai sách lược của Đảng dân chủ -xã hội trong cách mạng dân chủ ,Lê-nin đã cống hiến vào kho tàng của chủ nghĩa Mác ,lần đầu tiên Lenin đã đường lối chính sách của chính Đảng giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng tư sản kiểu mới ,một sự phát triển vô cùng đặc sắc trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đang phát triển thành chủ nghĩa đế quốc ,trong tác phẩm cách mà Lenin vạch ra để đánh đổ đường lối của những người Men-sô-vich và khẳng định lập trường kiên định và một đường lối đúng đắn của chính Đảng Bôn-sô-vich .
Sự phát triển sáng tạo ,tư duy sinh động và lý luận về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới làm cho GCVS đã đứng lên trong hàng ngũ của GCTS ,và ý chí không ngừng của Giai cấp công nhân Nga đã sôi sục khí thế mới cho Quốc tế cộng sản mới ,với quốc tế thứ nhất do C.Mác sáng lập đã đặt một nền móng cho phong trào rộng lớn ngày nay ,quốc tế thứ hai đã đẩy phong trào chung lên một bước mới trưởng thành ,và quốc tế thứ ba được Lenin sáng lập ,được ghi nhớ đời đời trong lịch sử đấu tranh của GCVS.
Sự phát triển của những cuộc bãi công chính trị và kinh tế ở Nga vào năm 1905 ,những cuộc đấu tranh giữa công nhân với quân đội ,cảnh sát ,phong trào nông dân và công nhân nổi dậy ,đòi đấu tranh chống lại chế độ Nga hoàng ,và giai cấp công nhân đang đứng đầu ,trong lúc đó những sách lược của Đảng bôn-sô-vich đưa ra chính là nền tảng ,là ngọn cờ đầu trong phong trào đấu tranh sôi sụt ấy ,trong lúc đó Lê-nin đã đưa ra một nền tảng lý luận chính trị sâu sắc về cách mạng dân chủ kiểu mới theo Người .Và sau này là cuộc cách mạng tháng 10 -1917 vĩ đại ,tiếp theo sau đó là quốc tế cộng sản được thành lập ,và lan rộng ra các nước thuộc địa và các dân tộc bị thuộc địa trên thế giới trong đó có Việt Nam ,đúng tính chất và đặc điểm trong thời kì này ,thì chỉ có chủ nghĩa Mác-lênin mới làm nền tảng tư tưởng mạnh mẽ để giải phóng dân tộc .
Đối tượng khảo sát của đề tài là Tập 11,trong V.I.LÊ-NIN toàn tập gồm những tác phẩm từ tháng bảy đến ngày 12 tháng mười năm 1905 .và chiếm vị trí trung tâm của tập này là cuốn ‘Hai sách lược của Đảng dân chủ-xã hội trong cách mạng dân chủ ’,viết từ tháng sáu đến tháng bảy năm 1905.
Nghiên cứu về những tác phẩm của V.I.LÊ-NIN viết trong thời kì nào cũng vậy ,cũng đều có tính chất chính trị mạnh mẽ ,chỉ rõ sự cần thiết làm gì ,và sẽ làm gì ,cách thực hiện chúng ra sau ,nhất là Người đã chỉ rõ ra được giai cấp vô sản nên hành động thế nào ,và trong tác phẩm này ,người đã chỉ ra được một Đảng vô sản kiểu mới cần có một sách lược đúng đắn là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của cách mạng ,và trong tác phẩm này Lênin đã vạch trần tính chất phản cách mạng của giai cấp tư sản và chủ nghĩa cơ hội của những người Men-so-vich Nga .
TÁC PHẨM CỦA MÁC-ĂNGGHEN-LÊNIN |
Chương 1 . Khái quát HCLS và NDC của tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ -xã hội trong cách mạng dân chủ của V.I.LÊ-NIN.
1.1.Khái quát HCLS của tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ-xã hội trong cách mạng dân chủ của VILENIN.
Cuộc cách mạng Nga nổ ra năm 1905 là cuộc cách mạng dân chủ - tư sản đầu tiên trong thời đại chủ nghĩa đế quốc. Lúc bấy giờ, nước Nga tập trung nhiều mâu thuẫn của thế giới, mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, và mâu thuẫn giữa thuộc địa với đế quốc, mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Giai cấp công nhân Nga ra đời trong lúc chủ nghĩa Mác đã thắng các trào lưu xã hội chủ nghĩa khác, do đó ảnh hưởng chủ nghĩa Mác vào Nga rất nhanh, giai cấp vô sản Nga sớm trở thành lực lượng chính trị độc lập và có thể tự tìm thấy con đường để tự giải phóng.
Cuộc cách mạng 1905 ở Nga đã diễn ra và ngày càng phát triển. Chủ nghĩa tư bản gắn chặt với chế độ quân chủ nông nô cùng nhau đàn áp nhân dân. Cuộc chiến tranh Nga - Nhật làm trầm trọng thêm sự đau khổ của nhân dân. Trước tình hình ấy, quần chúng không thể sống như cũ và mâu thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt. Đó là những nguyên nhân thúc đẩy cuộc cách mạng sớm nổ ra.
Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga họp vào mùa xuân 1905. Những nghị quyết của Đại hội, kế hoạch chiến lược và sách lược của Đại hội đề ra là cương lĩnh chiến đấu của Đảng trong cuộc đấu tranh đưa cách mạng dân chủ đến thắng lợi. Sau Đại hội, nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Bônsêvích là xiết chặt hàng ngũ Đảng xung quanh những Nghị quyết đã được Đại hội thông qua, hướng công tác của tất cả các tổ chức Đảng vào việc thực hiện các Nghị quyết ấy đồng thời vạch trần sách lược cơ hội chủ nghĩa của phái Mensêvích. Các Nghị quyết mà Hội nghị của phái Mensêvích họp ở Giơnevơ cùng một lúc với Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga hoàn toàn trái ngược với đường lối, sách lược của những người Bônsêvích. Điều cần thiết lúc này là phải phê phán phái Mensêvích để thống nhất hành động của giai cấp vô sản, bảo đảm được sự ủng hộ của giai cấp công nhân và tất cả những người lao động đối với sách lược của những người Bônsêvích. Trong những điều kiện ấy, giữa năm 1905, Lênin viết tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ” và đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga cho xuất bản vào tháng 7- 1905 để khẳng định sự đúng đắn trong sách lược của những người Bônsêvích.
1.2.NDC của tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ -xã hội trong cách mạng dân chủ của V.I.LÊ-NIN.
Tác phẩm bao gồm l lời tựa và 13 phần. Dưới góc độ về khoa học ta có thể chia tác phẩm thành những nội dung chính như sau,để dễ dàng phân tích tính cách mạng và lý luận của Lenin trong tác phẩm này là về Quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản ,Vấn đề nông dân và liên minh công – nông trong cách mạng dân chủ tư sản ,Vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời và vấn đề chuyên chính công – nông .
Chương 2 ; Lý luận về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới trong tác phẩm hai sách lược của Đảng dân chủ -xã hội trong cách mạng dân chủ.
2.1. Khái niệm cách mạng dân chủ tư sản
Cách mạng tư sản là một loại cách mạng không vượt ra khỏi khuôn khổ của chế độ tư sản nghĩa là chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa .Cách mạng tư sản biểu hiện cho nhu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản ,nó chẳng những không tiêu diệt cơ sở của chủ nghĩa tư bản ,mà còn cho được cơ sở ấy được mở rộng và tăng thêm . Bởi thế ,mà Lenin cho rằng cách mạng ấy biểu hiện chẳng những cả giai cấp công nhân mà cả lợi ích của toàn bộ GCTS ,Vì dưới chủ nghĩa tư bản GCTS tất nhiên sẽ thống trị giai cấp công nhân ,cho nên người ta có đầy đủ lý do để nói rằng cách mạng tư sản biểu hiện lợi ích cho GCVS ít hơn là lợi ích của GCTS .Nhưng nếu nói rằng nó không biểu hiện lợi ích cho GCVS ,thì thật là vô lý .Lý luận dân túy cho rằng cách mạng tư sản mâu thuẩn với lợi ích của GCVS ,vì thế không cần tự do chính trị tư sản ,lý luận ấy trên quan điểm điểm là chủ nghĩa vô chính phủ ,phủ nhận bất cứ một sự tham gia nào của GCVS vào đời sống chính trị tư sản ,vào cách mạng tư sản ,vào chế độ nghị trường tư sản .
Về phương diện của chủ nghĩa Mac thì đó là sự phát triển của tất yếu của tư bản chủ nghĩa trên cơ sở sản xuất hàng hóa .Và tư tưởng muốn tìm lối thoát cho giai cấp công nhân ở bất kỳ một chỗ nào khác chứ không phải trong sự phát triển hơn nữa của tư bản chủ nghĩa là tư tưởng phản động .
Và Lenin cũng cho rằng: ‘giai cấp tư bản khổ vì chủ nghĩa tư bản ít hơn là khổ vì chủ nghĩa tư bản không được phát triển một cách đầy đủ ,cho nên giai cấp công nhân tuyệt đối quan tâm muốn cho chủ nghĩa tư bản được phát triển hết sức nhanh chóng ,hết sức tự do ,hết sức rộng lớn .Điều tuyệt đối có lợi cho giai cấp công nhân là trừ bỏ hết thảy vết tích của quá khứ đang cản trở sự phát triển rộng lớn ,tự do ,và nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản .Cách mạng tư sản chính là cuộc cách mạng quét sạch được một cách kiên quyết hơn hết những vết tính của quá khứ ,những vết tích của chế độ nông nô ( bao gồm chế độ chuyên chế và chế độ quân chủ nữa ) và đảm bảo một cách đầy đủ hơn hết cho chủ nghĩa tư bản được phát triển rộng lớn ,tự do nhất ,nhanh chóng nhất ’ (trang 45 ,trong tác phẩm .)
2.2 .Quyền lãnh đạo của GCVS trong cách mạng dân chủ tư sản.
Bằng quan điểm duy vật lịch sử .Mac và Ăngghen trước đây đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của GCVS trong cách mạng vô sản để lật đổ chế độ tư sản .Nhưng trong cách cách mạng dân chủ tư sản Mác và Ăngghen chưa nêu ra được vai trò lãnh đạo của GCVS ,trong thời đại đế quốc chủ nghĩa thì Lênin đã nnêu ra được vai trò đó của GCVS và phát triển ,bổ sung cho chủ nghĩa Mác .
Trong tác phẩm Lênin nhấn nhận những quan điểm của ông về vai trò của GCVS trong ccách mạng dân chủ tư sản một cách đặc sắc ,các mạng tư sản càng triệt để trong cải cách dân chủ ,thì nó càng ít bị hạn chế trong phạm vi cải cách chỉ có lợi cho GCTS . Cuộc cách mạng tư sản càng triệt để ,thì nó càng đảm bảo được nhiều hơn những cái có lợi cho GCVS và cho nông dân trong cách mạng dân chủ .
Theo Lênin nhân định :‘Chủ nghĩa Mác không dạy người vô sản xa lánh cách mạng tư sản ,lãnh đạo với nó ,bỏ việc lãnh đạo ấy cho GCTS ,mà trái lại phải tham gia cách mạng ấy một cách hết sức kiên quyết ,phải hết sức quyết tâm đấu tranh để thực hiện được chủ nghĩa dân chủ vô sản triệt để ,để đưa cách mạng đến cuối cùng .’ ( trang 48 ) .
Và Lênin đã lý giải vấn đề này là cuộc cách mạng Nga trong lúc này là cuộc cách mạng đầu tiên trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ,tính chất động lực và phương pháp của nó khác với cuộc cách mạng trước đây . Giai cấp vô sản lãnh đạo là điều kiện quyết định thành bại của cách mạng dân chủ tư sản ,và vì điều đó quy định tính chất và nội dung của cách mạng ,và nó cũng quy định phương pháp tiến hành cuộc cách mạng ,đó là phương pháp cách mạng của quần chúng - phương pháp nhanh và đỡ đau khổ nhất - còn con đường cải lương như giai cấp tư sản thường dùng thì là con đường trì hoãn ,là sự chết dần chết mòn và đau đớn của những bộ phận thối nát trong cơ thể củ nhân dân .Giai cấp vô sản và nông nhân là những người đầu tiên phải chịu đau khổ hơn hết vì sự thối nát đó .
Trong tác phẩm Lênin còn nói: “chính địa vị của tư sản và với tư cách là giai cấp trong xã hội tư bản ,tức nhiên là sẽ không thể gây ra được tính triệt để trong cách mạng dân chủ .Chính bản thân địa vị của vô sản ,với tư cách là một giai cấp ,buộc họ phải trở thành người dân chủ triệt để ,giai cấp tư sản nhìn về phía sau và sợ sự tiến bộ của dân chủ ,lo sẽ tăng thêm lực lượng của GCVS ,giai cấp vô sản chẳng mất gì ngoài xiềng xích nô lệ của mình ,nhờ vào chủ nghĩa dân chủ thì nó sẽ được cả thế giới .”
Trong quá trình nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm qua chủ nghĩa Mác ,mà Lênin đã đưa ra được những lý luận sâu sắc về vai trò lãnh đạo của GCVS và nông dân trong quá trình tiến thân để vận động vào cuộc cách mạng tư sản ,cuộc cách mạng có dân chủ hay không ,chính là do sự kết hợp giữa hai giai cấp tư sản và vô sản ,nhưng nhìn chung thì lý luận của Lênin đưa ra là rất phù họp trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ,và dựa trên tình hình nước Nga lúc bấy giờ ,đó là nền tảng lý luận cho sự phát triển của những cuộc cách mạng kế tiếp .
CHỦ NGHĨA CƠ HỘI |
2.3. Vấn đề nông dân và liên minh công ,nông trong cách mạng dân chủ tư sản.
Vấn đề này thì Mác và Ănghen đã đề cập trong rất nhiều tác phẩm và được Lênin phát triển và sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh của nước Nga lúc bấy giờ .Vấn đề của nông dân được đại hội của những người Bônsevich và cả hội nghị phái Mensevich nêu ra ,nhưng quan điểm thì hoàn toàn khác nhau .Đại hội còn thảo ra nghị quyết nói về ‘thái độ đối với phong trào nông dân ’ ,còn hội nghị thì thảo ra nghị quyết về ‘công tác trong nông dân ’.Theo nghị quyết của phái bônsevich hì nhiệm vụ đặt lên hàng đầu là lãnh đạo toàn bộ phong trào dân chủ cách mạng rộng lớn chống chế độ Nga hoàng do đó cần phải tổ chức ngay tức khắc ủy ban nông dân cách mạng để thi hành tất cả các cải cách dân chủ .Còn phái Mensevích thì vấn đề chung quy là ‘công tác’ trong một tầng lớp đặc biệt ,do đó ‘yêu sách đòi thành lập các ủy ban’ phải được trình bày lên quốc hội lập hiến .Phái mensevích phủ nhận vai trò của GCVS trong cuộc đấu ranh của nông dân .làm cho giai cấ vô sản đứng ngoài rìa của cuộc cách mạng tư sản và theo đuôi giai cấp tư sản ,Lênin cho rằng : ‘tại sao chúng ta lại nhất thiết phải chờ đợi cái quốc hội lập hiến đó ? Quốc hội sẽ thật sự là Quốc hội lập hiến chăng ? Nếu không thành lập ra trước và cùng một lúc những ủy ban nông dân cách mạng ,thì Quốc hội lập hiến đó liệu có thật là vững chắc không ?’.
Về sự cần thiết và khả năng liên minh của công-nông trong cách mạng dân chủ tư sản thì Lênin cũng cho rằng ,giai cấp vô sản chỉ có thể thắng lợi trong cuộc chiến đấu ấy một khi giai cấp nông dân tham gia cuộc chiến đấu của giai cấp vô sản ,vì trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng ,có thể có sự thống nhất ý chí giữa giai cấp vô sản và nông dân vì họ có sự thống nhất về quyền lợi .Song muốn liên minh với nông dân ,giai cấp vô sản phải một mặt giáo dục nâng cao trình độ giác ngộ của nông dân lên ngang với trình độ của cách mạng dân chủ tư sản ,mặt khác phải có cương lĩnh ruộng đất đồng thời giải quyết những quyền lợi hàng ngày của nông dân .
2.4.Vấn đề về chính phủ lâm thời và vấn đề chuyên chính công nông.
Chính phủ cách mạng lâm thời là một chính phủ của thời kỳ cách mạng ,chính phủ trực tiếp thay thế cái chính phủ bị lật đổ ,dựa vào các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ,chứ không phải dựa vào cuộc khởi nghĩa của nhân dân ,chứ không phải dựa vào các cơ quan đại diện do dân bầu ra .
Chính phủ cách mạng lâm thời là cơ quan của cuộc đấu tranh nhằm làm cho cách mạng thắng lợi ngay tức khắc ,nhằm trấn áp ngay lập tức âm mưu phản cách mạng ,chứ tuyệt nhiên không phải là một cơ quan để làm tròn nhiệm vụ lịch sử của cách mạng tư sản nói chung .
Về vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời là điểm trung tâm của những vấn đề sách lược của Đảng dân chủ -xã hội và là vấn đề chính trị cấp bách nhất mà có nhiều ý kiến khác nhau . Chính phủ Nga hoàng thừa nhận là cần phải triệu tập các đại biểu của nhân dân ,nhưng dù sau cũng không muốn cho quốc hội ấy trở thành cơ quan quyền lực có tính chất của toàn dân và lập hiến mà chỉ có tính chất là tư vấn và khi bầu thì không được tự do cổ động mà phải theo chế độ tuyển cử hạn chế theo suất hoặc đẳng cấp .Giai cấp tư sản tự do không dòi hỏi đánh đổ Nga hoàng ,không nêu khẩu hiệu thành lập chính phủ lâm thời ,không yêu cầu có những đảm bảo thực sự cho cuộc bầu cử hoàn toàn tự do và đúng thủ tục .Giai cấp vô sản cách mạng do Đảng dân chủ -xã hội lãnh đạo ,đòi hỏi chuyển toàn bộ quyền binh vào tay của Quốc hội lập hiến ,nhằm mục đích ấy ,một mặt phải thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu ,quyền tự do cổ động ,mặt khác còn phải lật đổ ngay chính phủ Nga hoàng và thay thế bằng một chính phủ cách mạng lâm thời .Trong khi đó ,phái mensovich cho rằng ,không thể thi hành một cương lĩnh tích cực nào .Họ đòi phải cướp chính quyền lập công xã -tức là lập chính phủ công nhân . Họ lẫn lộn cách mạng dân chủ tư sản với cách mạng xã hội chủ nghĩa ,đây là một sai lằm tả khuya nguy hiểm .Trong tác phẩm này ,Lênin đã trình bày ý kiến quan trọng của việc thành lập chính phủ cách mạng lâm thời trong cách mạng dân chủ tư sản .
Chính phủ phải đảm bảo đầy đủ tự do chính trị ‘ cả về phương diện lợi ích trực tiếp của giai cấp vô sản cũng như về phương diện ‘mục đích cuối cùng là chủ nghĩa xã hội’ mà muốn có tự do chính trị đầy đủ thì phải thay thế chế độ chuyên chế Nga hoàng bằng chế độ cộng hòa dân chủ’.
Muốn lập một chế độ cộng hòa dân chủ thì tuyệt đối phải có một hội nghị đại biểu nhân dân ,nhất thiết do toàn dân bầu ra (trên cơ sở phổ thông đầu phiếu ,bình đẳng trực tiếp bỏ phiếu kín ) và có quyền lập hiến .
Muốn thiết lập một chế độ thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân dân cần phải làm sau cho Quốc hội đó có quyền hành và sức mạnh ‘lập hiến’ trong tay ,phải có những điều kiện vật chất nhất định để quốc hội làm tròn nhiệm vụ của mình .
Từ ý nghĩa quan trọng đó mà Lênin đã khẳng định : “ Chỉ có một chính phủ cách mạng lâm thời …. mới có thể đảm bảo cho việc cổ động tuyển cử được hoàn toàn tự do và triệu tập một quốc hội thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân dân” .Đề cập đến vấn đề chính phủ lâm thời .Lênin cũng xác định Đảng phải tham gia chính phủ cách mạng lêm thời ,vì trong chính phủ có nhiều thành phần tham gia thì Đảng tham gia để lãnh đạo hành động từ trên xuống và kết hợp từ dưới lên của quần chúng nhân dân .
Vấn đề về chuyên chính dân chủ cách mạng của hai giai cấp công nhân và nông dân là một yêu cầu khách quan đảm bảo điều kiện cho sự chuyển biến cách mạng từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa .Theo Lênin ,chuyên chính công -nông chỉ tạm thời chốc lát nhưng nếu quên đi là có hại cho cách mạng ,không tạo được tiền đề cho sự chuyển biến cách mạng .
Trong tác phẩm Lênin đã nhận định : “ Và thắng lợi ấy sẽ chính là chuyên chính ,nghĩa là nó nhất thiết phải dựa vào lực lượng vũ trang ,vào việc vũ trang quần chúng ,vào khởi nghĩa ,chứ không phải dựa vào những cơ quan nào đó được thiết lập ra một cách hợp pháp ,bằng con đường hòa bình …… Không có chuyên chính thì không thể đập tan sự phản kháng ấy ,không thể đánh đổ được những mưu toan phản cách mạng .Nhưng cố nhiên đó chưa phải là một nền chuyên chính xã hội chủ nghĩa ,mà là một nền chuyên chính dân chủ …” .
Vậy là từ đây Lênin đã cho ra một khẩu hiệu mới là chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân . Người nói chỉ khi là cách mạng dân chủ dành thắng lợi hoàn toàn ,GCVS mới hoàn toàn không bị bó tay trong cuộc đấu trong chống GCTS không triệt để .thì nó cần phải khá mạnh và khá giác ngộ để nâng cao giai cấp nông dân lên ngang trình độ tự giác cách mạng ,để có thể lãnh đạo cuộc tấn công của nông dân ,và do đó ,tự mình độc lập thực hiện chủ nghĩa dân chủ vô sản triệt để .Chỉ có GCVS mới có thể là người chiến đấu triệt để cho chế độ dân chủ ,nhưng nó có thể chiến thắng trong cuộc chiến đấu ấy ,nếu quần chúng nông dân gia nhập cuộc đấu tranh cách mạng của GCVS.Nếu như GCVS không đủ lực lượng để làm việc ấy ,thì GCTS sẽ cầm đầu cuộc cách mạng dân chủ và sẽ đưa lại cho cuộc cách mạng ấy một tính chất không triệt để và vụ lợi .Ngoài chuyên chính dân chủ cách mạng của GCVS và nông dân ra thì không có cách gì có thể ngăn được điều đó cả .
Lênin cũng đã nói trong tác phẩm : ‘chuyên chính dân chủ -cách mạng của GCVS và nông dân hoàn toàn chỉ là một nhiệm vụ tạm thời ,chốc lát của những người xã hội chủ nghĩa ,nhưng trong thời kì cách mạng dân chủ ,làm ngơ trước nhiệm vụ ấy thì thật là phản động .’
Người còn nhận định : “Khẩu hiệu chuyên chính cách mạng dân chủ của GSVS và nông dân ,hoàn toàn đảm bảo cho chúng ta tránh đi những sai lầm đó .Vì hoàn toàn thừa nhận tính chất vô sản của cuộc cách mạng vốn không thể trực tiếp vượt ra ngoài khuôn khổ cuộc cách mạng đơn thuần dân chủ ,nên cuộc cách mạng đó của chúng ta đẩy cuộc cách mạng đó tiến lên ,nó ra sức đem lại cho cuộc cách mạng ấy những hình thức có lợi nhất cho giai cấp vô sản ,do đó ,nó ra sức lợi dụng đến mức độ tối đa cuộc cách mạng dân chủ nhằm đảm bảo thắng lợi lớn nhất của cuộc cách mạng sau này của GCVS cho chủ nghĩa xã hội . (trang 97 )
Về vấn đề chính phủ lâm thời thì Lênin nêu ra trong tác phẩm là : ‘những người dân chủ xã hội thành lập một chính phủ lâm thời hay việc họ tham gia chính phủ ấy sẽ bắt buộc các giai cấp tư sản phải rồi bỏ sự nghiệp cách mạng ,và do đó sẽ làm cho quy mô của cách mạng giảm đi .’Và muốn cho cuộc cách mạng dân chủ của chúng ta có thể thực hiện triệt để tới cùng thì nó phải dựa vào lực lượng nào có khả năng làm tê liệt tính không triệt để tất nhiên của giai cấp tư sản .
Lênin đã đưa ra nhiệm vụ của GCVS là : “giai cấp vô sản phải tiến hành cách mạng dân chủ tới cùng ,bằng cách kéo đông đảo quần chúng nông dân theo mình ,để bằng sức mạng mà đè bẹp sự phản kháng của chế độ chuyên chế ,làm tê liệt tính không kiên định của giai cấp tư sản .Giai cấp vô sản phải làm cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng cách kéo đông đảo phần tử của nữa vô sản trong nhân dân theo mình ,để bằng sức mạnh mà đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản và làm tê liệt tính không kiên định của nông dân và của giai cấp tiểu tư sản -đó là nhiệm vụ của giai cấp vô sản .’(trang 114).
ĐỊNH NGHĨA VỀ THUẬT NGỮ |
2.5.Sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản - cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ vào lý luận không ngừng của Cmac và sự cần thiết có sự phối hợp trong phong trào công nhân với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản ,Lênin đã phân tích những mâu thuẩn xã hội của Nga ,nhất là sức sản xuất mâu thuẩn với quan hệ sản xuất phong kiến ,tạo tiền đề cho sự chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản và sức sản xuất mâu thuẩn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là tạo tiền đề cho sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ) và phân tích sự cần thiết phải thúc đầy cuộc đấu tranh chống Nga hoàng để lập nên chế độ cộng hòa dân chủ ,chống giai cấp tư sản để lập nên chuyên chính vô sản .Đồng thời ,phân tích trình độ giác ngộ ,tính tổ chức của GCVS Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng ,Lênin đã khằng định cách mạng dân chủ tư sản ở Nga phải do giai cấp vô sản lãnh đạo ,lập nền chuyên chính công -nông và phải tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa .Trái với quan điểm của Lênin ,phái Mensevich cho rằng ,cách mạng dân chủ tư bản phải kết thúc bằng một cuôc cách mang tư sản ,sau đó để cho chủ nghĩa tư bản phát triển một cách hòa bình ,khi nào GCVS phát triển thành số đông trong dân cư hãy làm cách mạng xã hội chủ nghĩa .Lênin cho rằng ,hai giai đoạn đó gắn bó với nhau ‘chỉ có một xa mà phải chở hai đống rác ,vậy phải chở đống thứ nhất là chế độ chuyên chế ,rồi đống thứ hai là chủ nghĩa tư bản’ ,cuộc cách mạng thứ nhất chuyển thành cuộc cách mạng thứ hai ,cuộc cách mạng thứ hai đi qua phải giải quyết nốt những nhiệm vụ của cuộc cách mang thứ nhất còn tồn tại …..,nhưng không được lẫn lộn ,vì những giai đoạn làm lịch sử riêng của nó có nội dung riêng biệt ,nôn nóng và vội vàng sẽ thất bại ….. Thực hiện sự chuyển biến này ,giai cấp vô sản phải giử được quyền lãnh đạo và liên minh với nông dân ,lấy chuyên chính công nông làm công cụ thực hiện chuyển biến đó .
Muốn thực hiện cách mạng thì Lênin ,phải biết cách mạng là gì ? theo quan điểm của Mac , “ cách mạng là dùng bạo lực để phá đổ một kiến trúc thượng tầng chính trị lỗi thời mà đến một thời kì nhất định thì mâu thuẩn giữa nó với những quan hệ sản xuất mới đã đưa nó đến chổ sụp đổ” . Trong đó Lênin đã giải thích về chuyên chính ‘dân chủ’ khác với chuyên chính xã hội chủ nghĩa và phương thức để xây dựng nó .
Chuyên chính là dùng bạo lực đạp tan sự phản kháng bằng bạo lực ,vũ trang cho các giai cấp cách mạng trong nhân dân .Người nào ngày nay không thừa nhận khẩu hiệu chuyên chính dân chủ -cách mạng ,khẩu hiệu thành lập đạo quân cách mạng chính quyền cách mạng ,đưa ra khẩu hiệu thành lập đạo quân cách mạng ,chính phủ cách mạng và ủy ban nông dân cách mạng ,hoặc người ấy hoàn toàn không biết một chút gì về những nhiệm vụ cuaả cách mạng ,không biết xác định những nhiệm vụ cách mạng mới và cao hơn do thời kì hiện tại đề ra ,lạm dụng khẩu hiệu cách mạng mà lừa dối nhân dân ,phản bội cách mạng .
Lãnh đạo toàn dân ,và đặc biệt là lãnh đạo nông dân để giành lấy tự do hoàn toàn ,để thực hiện cuộc cách mạng mạng dân chủ triệt để ,để thiết lập nên chế độ cộng hoà ,lãnh đạo tất cả người lao động và tất cả những nguời bị bóc lột để thực hiện chế độ chủ nghĩa xã hội ,trên thực tế chính sách của giai cấp vô sản cách mạng phải như thế ,khẩu hiệu giai cấp -khẩu hiệu này phải hoán triệt và quyết định việc giải quyết từng vấn đề sách lược ,từng thực tiễn của Đảng công nhân trong thời kì cách mạng là như thế .
Mặc dù bọn cơ hội chủ nghĩa tư bản hèn nhát nghĩ đến các thế lưc phản động tương lai .Công nhân sẽ không hoảng sợ khi thấy các thế lực phản động muốn làm dữ và giai cấp tư sản không muốn rời bỏ ,công nhân không trông chờ vào sự thỏa hiệp ,họ cũng không xin bố thí ,họ muốn thẳng tay đập tan các thế lực phản động nghĩa thì thiết lập nền chuyên chính dân chủ -cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân .
THƯỢNG TÔN HIẾN PHÁP, VÌ ĐÓ LÀ ĐẠO LUẬT GỐC,''MẸ'' CỦA CÁC BỘ LUẬT, Ý CHÍ CỦA TOÀN DÂN |
CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM .
Tác phẩm hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ của VILENIN là đường lối vô cùng đặc biệt về lý luận cách mạng dân chủ Tư sản kiểu mới ,đường lối và sách lược ấy đã được vận dụng một cách sáng tạo và Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến khi hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc và giải phóng đất nước .
Ngay trong luận cương chính trị tháng 10-1930 thì Đảng ta đã vạch rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn :trước hết là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ,sau đó chuyển thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa và bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản ,mục đích cuối cùng của Đảng ta là chủ nghĩa cộng sản .Đó chính là đã vận dụng được những sách lược trong cách mạng dân chủ của Lênin vào đúng điều kiện chính trị và lịch sử ,sách lược ‘kiểu mới’ của Lênin là cách mạng không ngừng hay là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa .
Tiếp thu có chọn lọc và áp dụng những tư duy sinh động và vận dụng những sách lược theo ‘kiểu mới’ của Lênin vào cách mạng Việt Nam một cách sáng tạo ,Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ ,thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc (1954-1975) và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước vào (1976 - đến nay ) bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản ,đường lối và sách lược đó đã được thực tiễn cách mạng Việt nam hơn 63 năm qua cũng như là thực tiễn cách mạng thế giới chứng minh là hoàn toàn đúng đắn .
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của chủ nghĩa Mac-Lenin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh một nước vốn là thuộc địa và nữa phong kiến.
Nếu như Cách mạng của nước Nga lúc bấy giờ là sự mâu thuẩn của sức sản xuất với quan hệ sản xuất phong kiến và sức sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì ở Việt Nam luc bấy giờ là do mâu thuẩn giữa dân tộc ta với đế quốc xâm lược gắn liền với mâu thuẩn giữa nhân dân ta với chế độ phong ,chỗ dựa cho ách thống trị và bóc lột ,của chủ nghĩa đế quốc ,vì thế mà nhiệm vụ chống phong kiến và đế quốc không thể tách rời nhau , Và sau này ở miền nam Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ,với đặc điểm của chủ nghĩa thực dân mới là thông qua chính quyền tay sai là đại biểu quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản chứ không phải là cai trị trực tiếp của bọn đế quốc .
Chúng ta đã thắng lợi nền chuyên chính dân chủ nhân dân tức là lấy công nhân, nông dân và trí thức yêu nước làm nền tảng do Đảng cộng sản, đại diện tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo. Chuyên chính dân chủ nhân dân là thành quả thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.Chức năng, nhiệm vụ lịch sử của Chuyên chính dân chủ nhân dân là "phát huy tự do dân chủ , tổ chức nhân dân hoàn thành các nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ chống lại các thế lực phản động , xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội".
Trong đại hội III của Đảng công nhân dân chủ -xã hội Nga thì hai phái là Mensevich và Bônsevich do Lênin lãnh đạo ,và Lênin đã phê phán sâu sắc Phái Mensevich để thống nhất hành động của giai cấp vô sản ,thì ở Việt Nam Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã phê phán và chỉ ra những hành động bất lợi cho đất nước của bọn Việt Quốc và Việt Cách có âm mưu hòng chống phá chính quyền cách mạng của chúng ta .
Về vấn đề nông dân và liên minh công -nông trong cách mạng dân chủ tư sản như Lênin đã bàn trong tác phẩm được Vận dụng một cách sáng tạo và sâu sắc bằng những đường lối chiến lược và sách mà ở đây là thể hiện trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất và qua nhiều lần cùng nhân dân kháng chiến trường kì ,vào sinh ra tử cùng Đảng và chính quyền cách mạng của ta , sau này Trong kỳ họp từ 31 /1đến 4/2 năm 1977 tại thành phố Hồ Chí Minh , thống nhất ba tổ chức này thành một tổ chức chính trị duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Việt Nam),trong điều 9 của hiến pháp 2013 ,và có một luật riêng về mặt trận tổ quốc Việt Nam ,là một trong ba trụ cột chính của hệ thống chính trị Việt Nam ,và thực hiện quyền giám sát ,phản biện xã hội ,quy tụ đông đảo các tầng lớp tham gia ,đây là nơi thể hiện ý chí của quần chúng nhân nhân ,nâng cao dân chủ xã hội của nhân dân ,trong thời chiến và thời bình thì mặt trận tổ quốc cũng phản ánh được những vấn đề thực tiễn xã hội đang đặt ra .
Ngày nay ,với những sách lược của Lênin bàn ra trong tác phẩm ,tác phẩm ấy vẫn là linh hồn sống của các nước đang trong thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa , nhất là ở Việt Nam trong thời kì này các thế lực phản động dựa vào nhân quyền ,dân chủ ,và các quyền tự do cơ bản của con người hòng chống phá Đảng và chính quyền nhân dân ,thực hiện theo sách lược của Lênin trong vấn đề chuyên chính ,và đặc biệt là chuyên chính vô sản ,nhận ra đươc luận điểm của bọn phản động mà kịp thời phê phán về tư tưởng và hành động ,chú trong tuyên truyền giáo dục chính trị ,nâng cao chức năng trấn áp của nhà nước ,và thực hiện đươc sự phản biện xã hội của quần chúng nhân dân thông qua mặt trận tổ quốc ,đặt vấn đề ‘Dân chủ’ là mục tiêu quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ,vì trong tác phẩm Lênin đã phân tích ; “Quần chúng công nhân còn chưa biết gì mấy về những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và về những phương pháp để thực hiện chủ nghĩa xã hội”, cần phải tiến hành công tác tổ chức, giáo dục quần chúng thông qua phong trào đấu tranh cách mạng, bởi vì “giải phóng công nhân chỉ có thể là sự nghiệp của chính bản thân công nhân; nếu quần chúng không giác ngộ và không được tổ chức, nếu quần chúng không được cuộc đấu tranh giai cấp công khai chống toàn bộ giai cấp tư sản rèn luyện và giáo dục thì không thể nói đến cách mạng xã hội chủ nghĩa được”.
Trong bất kì thời kì nào ,hoàn cảnh nào ,giai đoạn nào cũng khẳng định những vấn đề cốt lõi của cách mạng ,Vấn đề vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng cộng sản ,cụ thể vào Việt Nam đó chính là Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động ,dân tộc Việt Nam,điều đó đã được khẳng định qua điều 4 của hiến pháp 2013.
Vận dụng vào công tác xây dựng Đảng hiện nay ,không chỉ quan tâm xây dựng Đảng về tư tưởng ,tổ chức ,đạo đức mà phải quan tâm với việc xây dựng Đảng về chính trị để đảm bảo có được một đường lối chính trị đúng đắn định hướng phát triển của cách mạng .
Về công tác xây dựng Đảng về chính trị ,Đảng ta đang thực hiện những vẫn đề mấu chốt và tổng quan như
1. Nhất quyết xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ,với mục tiêu là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội .
2. Kiên trì với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .
3. Phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ ,thực hiện công bằng xã hội .
4. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam,làm cho văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội .
5. Giữ vững môi trường hòa bình ,hữu nghị ,đi đôi với đoàn kết quốc tế .
6. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
7. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ,thực hiện quyền làm chủ của nhân Dân.
8. Nâng cao vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng .
9. Thực hiện phương châm ngoại giao trên lĩnh vực chính trị ,đoàn kết quốc tế và ây dựng lập trường kiên định vững vàng trong chiến lược ngoại giao .
KẾT LUẬN .
Tác phẩm hai sách lược của Đảng dân chủ -xã hội trong cách mạng dân chủ là một phần di sản mà Lênin để lại cho hậu thế mai sau về những sách lược ,đường lối đúng đắng trong công tác xây dựng Đảng trong thời chiến và đổi mới cải cách trong xây dựng Đảng về chính trị hiện nay ở những nước đi theo chủ nghĩa xã hội hiện nay ,Tác phẩm rất hay và sâu sắc ,khẳng định là linh hồn sống của thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.Quan điểm về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới của Lênin là một phần không thể thiếu trong những vấn đề và sách lược cách mạng của những nước đang phát triển phong trào công sản trên khắp thế giới ,lý luận về cách mạng không ngừng ,sự chuyển biến từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá tuyệt vời .
Tất nhiên không có sách lược và đường lối nào mà không có sự đóng góp hữu hạn của công nhân và nông dân mà đặc biệt ở đây là giai cấp vô sản ,nhưng cái hay trong tác phẩm là Lênin đã chỉ ra được vấn đề giai cấp vô sản có vai trò quan trọng trong cách mạng dân chủ tư sản ,và cũng như chủ nghĩa Mác đã nói rõ về tính chất của cuộc cách mạng là không phải GCVS xa lánh và bỏ rơi GCTS trong cuộc cách mạng này ,mà phải ủng hộ và hòa vào những cuộc cách mạng được xem là cách mạng của những người tư sản ,giai cấp vô sản rất mong muốn cho giai cấp vô sản phát triển một cách mạnh mẽ .
Cách mạng là đầu tàu của lịch sử và Mác đã nói như vậy ,cách mạng là một ngày hội của những người bị áp bức và bóc lột ,không lúc nào mà quần chúng nhân dân tỏ ra mình là một người sáng tạo tích cực một xã hội mới như trong thời kì cách mạng ,tùy theo những quan điểm và nhận định ,thì nhân dân có thể làm được những kỳ công và hơn lúc nào hết các nhà lãnh đạo phải biết sáng tạo ra những dường lối và sách lược mạnh bạo hơn ,quyết đoán hơn . Cần phải làm gì để những quyết sách của họ luôn đi trước khi cách mạng của quần chúng nổ ra ,và cần phải làm gì để những dường lối ấy là công cụ soi sáng con đường cách mạng của quần chúng nhân dân ,và hơn thế là vũ khí sắc bén trong lý luận cách mạng khi hòa bình trọn vẹn .Làm những cuộc cách mạng vĩ đại để chứng tỏ rằng ánh sáng của nền dân chủ trong xã hội chủ nghĩa được sáng ngời nhất và tuyệt đối nhất .
Và trong phần 13 Kết luận (chúng ta có dám thắng không) Lênin đã kết luận rằng : “ chắc chắn là nhiệm vụ của chuyên chính dân chủ -cách mạng còn nghìn lần khó khăn và phức tạp hơn là các nhiệm vụ trong chủ trương giữ địa vị đối lập cực đoan và trong cuộc đấu tranh thuần túy nghị trường .Nhưng kẻ nào trong thời cách mạng này ,mà là cố tình chọn cái hành trình yên ổn và con đường đối lập không nguy hiểm ,thì tốt hơn thì hãy tạm thời từ bỏ công tác của Đảng dân chủ -xã hội đi ,nên đợi cho cách mạng kết thúc và cho ngày hội đi qua ,đợi cho công tác bình thường hằng này bắt đầu trở lại ,khi mà cách nhìn tầm thường và hẹp hòi của mình sẽ không còn là một sự lạc điệu đáng ghét như thế nữa và sẽ không còn làm sai lệch những nhiệm vụ của giai cấp tiền phong trong một cách kì quái như thế nữa”. Chỉ với một câu nói đơn sơ như thế đã phần cho những người nghiên cứu sâu sắc tác phẩm này một sự gợi ý sâu sắc về cách thức làm cách mạng của Lênin và là dụng cụ lý luận cho những kẻ chờ thời cơ và phản động .
Một lần nửa chúng ta nhìn nhận Tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ -xã hội trong cách mạng dân chủ được Lênin viết vỏn vẹn từ tháng Sáu đến tháng Bảy năm 1905 là một phần di sản của Lênin về chuyên chính dân chủ -cách mạng ,hay cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ,sự thắng lợi của phái Bonsevich trước phái Mensevich và đưa ra những sách lược làm khuynh đảo đất nước Nga lúc bấy giờ ,tuy rằng cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 của nước Nga nhằm đánh đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng và tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo ,thực hiện ngày làm 8 giờ ,thực hiện những quyền tự do cơ bản của của nhân dân ,đã thất bại .Nhưng mà cuộc cách mạng ấy là cuộc diễn tập cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại ,và để cho học thuyết của Lênin sáng mãi với phong trào đấu tranh giành đọc lập của các nước đã và đang làm những cuộc cách mạng vô sản trên thế giới của thế kỉ XX và ngày nay .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .
1. Tạp chí Triết học : quan niệm của Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa .
2. Tạp chí cộng sản :quan điểm của lênin về chế độ dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ .
3. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam .Phần các tác phẩm của Mác ,Ăng ghen ,Lênin ,Hồ Chí Minh .
4. Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh : Cách mạng tháng mười soi đường chúng ta đi của GS Nguyễn Đức Bình .
5. Tập 11 .trong VI.Lênin toàn tập trang 45,46,47,48,49, 36,132,133,152,153,114,92,54.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét