Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

VÀI NÉT VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ CHỨC HIỆP ƯỚC BẮC ĐẠI TÂY DƯƠNG (NATO) : PHẦN 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI

NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4 tháng 4 năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu (các nước 2 bên bờ Đại Tây Dương). Trên danh nghĩa, NATO là một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài, nhưng trong thực tế thì NATO cũng tổ chức nhiều cuộc tấn công nhằm vào các quốc gia khác dù các quốc gia này chưa hề xâm phạm đến các thành viên NATO (ví dụ như cuộc tấn công Nam Tư năm 1999, Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003, Libya năm 2011...)
Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu. Việc thành lập NATO lại dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.
Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO) năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tổ chức này không còn đối trọng (khối Warszawa), nhưng NATO không giải tán mà tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến tranh tấn công những nước khác, như cuộc phân chia nước Nam Tư, và lần đầu tiên can thiệp quân sự tại Bosna và Hercegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã thả bom Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối Warszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO tập trung vào những thử thách mới, trong đó có đưa quân tấn công Afghanistan, Iraq và Libya.
Kết quả hình ảnh cho NATO
CÁC THÀNH VIÊN NATO
CÁC THÀNH VIÊN SÁNG LẬP VÀ THAM GIA
12 quốc gia tham gia Hiệp ước bao gồm: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, ba nước Benelux, Ý, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch, Ai-len và Canada. Kể từ khi thành lập, NATO đã 6 lần mở rộng và hiện bao gồm 28 thành viên. Ngoài 12 thành viên ban đầu, các thành viên được kết nạp thêm gồm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (1952), Cộng hòa Liên bang Đức (1955), Tây Ban Nha (1982), Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary (1997), Bungari, Estonia, Litva, Latvia, Rumani, Slovakia, Slovenia (2004), Anbani và Croatia (2009).  Trụ sở chính của tổ chức được đặt tại thành phố Brussels (Bỉ). Quốc gia thứ 29 gia nhập NaTo 2017 là Montenegro.
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 
Đầu những năm 1990, sau khi Hiệp ước Vácsava giải thể, đã có khá nhiều kiến nghị đòi giải tán NATO với lý do đã không còn sự đối đầu Đông – Tây nữa. Tuy nhiên, tình hình đã không diễn ra như vậy. Hiện nay, NATO vẫn đang tồn tại, tiếp tục phát triển và mở rộng không ngừng. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, NATO đã đưa ra những cải cách về cơ cấu, nội dung như sau:
§ Thứ nhất, xác định “đặc tính phòng thủ Châu Âu”. Do trong nhiều năm chiến tranh, quyền chỉ huy NATO luôn nằm trong tay Mỹ. Chính vì vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, các nước thành viên trong khối NATO đã lên tiếng đòi phân chia quyền lực công bằng tương đối giữa các quốc gia Châu Âu và Mỹ.
§ Thứ hai, xây dựng đội quân liên hợp đặc phái đa quốc gia, đa binh chủng. Đội quân này ra đời khiến cho hoạt động của NATO ngày càng linh hoạt và hiệu quả hơn. Đây là bước ngoặt quan trọng của NATO sau Chiến tranh Lạnh.
§ Thứ ba, xây dựng cơ cấu chỉ huy quân sự mới như: Điều chỉnh cơ cấu Bộ Tư lệnh tối cao quân Đồng minh Châu Âu của NATO; Tinh giản cơ cấu chỉ huy quân sự; Thành lập Tổ Điều hành Hiệp đồng Chính trị; Chú trọng đến tầm quan trọng của Địa Trung Hải đối với an ninh Châu Âu.
Kết quả hình ảnh cho NATO
PHIÊN HỌP CỦA NATO

CƠ CẤU TỔ CHỨC
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG: đây là cơ quan quyền lực cao nhất của các bộ trưởng của các nước thành viên. Hội đồng phụ trách là bàn bạc những dự án tối cao của NATO.
Uỷ ban kế hoạch phòng vệ: do bộ trưởng quốc phòng, tham gia hệ thống chỉ huy và phòng vệ một cách tốt nhất.
Hội đồng trị sự thường trực: do các nước thành viên cử một đại sứ tham gia.
Ban thư ký quốc tế: chuẩn bị nội dung và các vấn đề để triệu tập hội nghị NATO.
Uỷ ban quân sự: đây là cơ cấu chỉ huy quân sự cao nhất, do các tổng tham mưu trưởng của quân đội các nước tham gia thực hiện.
Ngoài ra còn có: Bộ tư lệnh quân đồng minh châu âu
Bộ tư lệnh quân đồng minh Đại Tây Dương
Bộ tư lệnh quân đồng mnh eo biển.
Uỷ ban kế hoạch quân sự Mỹ-Canada.
Các tư lệnh tối cao ở các tổ chức đồng minh điều do Mỹ đảm nhiệm.

PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét