MÁC-ANGGHEN-LÊNIN |
Cách mạng dân chủ đầu tiên ở Nga năm 1905, đang thúc đẩy cho phong trào vô sản của Nga ngày càng mạnh mẽ, một bước tiến mạnh hơn nữa để lật đổ chuyên chế Nga Hoàng, vừa có sự lãnh đạo cách mạng của LêNin, Cha già của giai cấp Vô sản trên toàn thế giới. Trong tác phẩm ''Hai sách lược của Đảng dân chủ-xã hội trong cách mạng Dân chủ'' Tập 11, trong V.I.Lê-nin Toàn Tập, từ tháng Bảy-tháng Mười 1905.
TRIỂN LÃM SÁCH TẠI KHOA CHÍNH TRỊ ĐẠI HỌC VINH |
Trong Tác Phẩm đó có hai vấn đề quan trọng mà Tác Phẩm đã vạch ra một cách, làm nền tảng cho con đường cách mạng vô sản đầu tiên của Lê-Nin, đó là một tác phẩm, mang tính chất cách mạng sâu sắc, và lý luận tuyệt vời mà sao này cách mạng vô sản ở Việt Nam đã lựa chọn từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng Vô sản. Đó rất phù hợp với Cách mạng không ngừng của Nga trước đó.
Trong tác Phẩm ấy có nói '' Sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa . Căn cứ vào lý luận về cách mạng không ngừng của Mác và sự cần thiết có sự phối hợp phong trào công nhân với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản, Lênin đã phân tích những mâu thuẫn xã hội ở Nga, nhất là sức sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phong kiến (tạo tiền đề cho sự chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản) và sức sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (tạo tiền đề cho sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa); và phân tích sự cần thiết phải thúc đẩy cuộc đấu tranh chống Nga hoàng để lập nền cộng hòa dân chủ, chống giai cấp tư sản để lập nền chuyên chính vô sản; Đồng thời, phân tích trình độ giác ngộ, tính tổ chức của giai cấp vô sản Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lênin đã khẳng định cách mạng dân chủ tư sản ở Nga phải do giai cấp vô sản lãnh đạo, lập nền chuyên chính công - nông và phải tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trái với quan điểm của Lênin, phái Mensêvích cho rằng, cách mạng dân chủ tư sản phải kết thúc bằng cuộc cách mạng tư sản, sau đó để cho chủ nghĩa tư bản phát triển một cách hòa bình, khi nào giai cấp vô sản phát triển thành số đông trong dân cư, hãy làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin cho rằng, hai giai đoạn đó gắn bó với nhau, “chỉ có một xe mà phải chở hai đống rác, vậy phải chở đống thứ nhất là chế độ chuyên chế, rồi đoạn đống thứ hai là chủ nghĩa tư bản”; rằng, cuộc cách mạng thứ nhất chuyển thành cuộc cách mạng thứ hai, cuộc cách mạng thứ hai khi đi qua phải giải quyết nốt những nhiệm vụ của cuộc cách mạng thứ nhất tồn tại. Cuộc cách mạng thứ hai củng cố thành quả cuộc cách mạng thứ nhất... nhưng không được lẫn lộn, vì mỗi giai đoạn làm lịch sử riêng của nó có nội dung riêng biệt, nôn nóng, vội vàng sẽ thất bại... Thực hiện sự chuyển biến này, giai cấp vô sản phải giữ được quyền lãnh đạo và liên minh được với nông dân, lấy chuyên chính công - nông làm công cụ thực hiện sự chuyển biến đó. '' (trang 152-153).
ảnh Minh Họa |
Chân lý ấy một lần nữa đã được soi rọi vào thực tiễn của cuộc cách mạng Nga 1905, và tiến đến Cách mạng Tháng 10-1917, và đúng như con đường đã vạch ra , ngày 7-11-1917 cách mạng tháng Mười của Nga thành công vĩ đại, trong quá trình chỉ đạo cách mạng tháng 10-1917, Lênin đã thông qua hai sắc lệnh: sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất, hai sắc lệnh làm kim chỉ nam cho cuộc cách mạng tháng 10-1917 thành công.
Quốc tế thứ III năm 1919 do Lênin sáng lập, đời đời được ghi dấu vào sự nghiệp cách mạng vô sản trên toàn thế giới, khẳng định được vai trò của Quốc tế III, mang lý tưởng và chân lý của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, từ những dân tộc thuộc địa của các nước Thực Dân và Đế Quốc, thể hiện nổi bật sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, từ đây giai cấp vô sản thế giới đã một lần nữa quật dậy giành chính quyền, để rồi làm chủ vận mệnh của đất nước và dân tộc của mình.
Trong những người yêu nước từ các nước đang bị áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản, bọn thực dân đế quốc xâm lược, trong cảnh nước mắt và máu của những người dân đang bị cái ác và tàn nhẫn của chế độ thực dân và đế quốc đã và đang làm trước mắt ở Việt Nam. Người Thanh niên yêu nước, mang một ý chí khát vọng và quyết tâm, khao khát muốn đi tìm một nền tảng cách mạng vững chắc, muốn nhìn xem nội tại các quốc gia khai sinh nền Thực dân đế quốc đó họ đang như thế nào?, và chân lý cho sự khao khát mãnh liệt để ra đi tìm đường cứu nước cho một dân tộc hào hùng, kiên cường và bất khuất, rồi tiếng gọi của chân lý đó, đã thôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, và một chặng đường dài 30 năm, Người đến Nga, một đất nước khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản sáng ngời, chân lý của Lê-nin đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người, với thế giới quan và tư duy sinh động của Học Thuyết Mác-Lênin, sự say mê nghiên cứu và vận dụng, sáng tạo, chân lý và miền tin kì vọng về một Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và cả toàn Đông Dương, Lúc bấy giờ trong nước các tổ chức AN Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng, Đông dương cộng sản Liên Đoàn, được thành Lập, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên ra đời ngày 14-6-1925, và với Điều lệ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu: "Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phụ trách tổ chức và lĩnh đạo cuộc cách mạng ở Việt Nam hết sức phấn đấu để thu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính, dẫn đạo cho quần chúng lao khổ bị áp bức ấy liên hiệp với vô sản giai cấp thế giới để một mặt đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản mà dựng lên chính quyền độc tài của thợ thuyền, dân cày và binh lính; một mặt tham gia vào cuộc thế giới cách mạng sản trừ tư bản chủ nghĩa cả thế giới đặng thực hiện chủ nghĩa cộng sản".
Trong cuốn Đường Cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc viết rằng: "Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin".
mời xem tiếp phần 2:
TỪ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CHO ĐẾN ĐẢNG LÃNH ĐẠO VÀ CẦM QUYỀN TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN TRƯỜNG KÌ CỦA LỊCH SỬ
PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét