NGUỒN: TRIETHOC.EDU VÀ NHỮNG PHÂN TÍCH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Machiavelli (3- 5 1469 - 21- 6- 1527) là một nhà ngoại giao, nhà triết học chính trị. Ông được xem là một trong những sáng tổ của nền khoa học chính trị hiện đại.Ông là một nhân vật của thời phục hưng Italia và là nhân vật trung tâm của bộ máy chính trị nước Ý thời Phục Hưng. Ông được biết đến với các luận thuyết về chủ nghĩa hiện thực chính trị (tác phẩm Quân Vương) và chủ nghĩa cộng hòa (tác phẩm Discourses on Livy). Hai cuốn sách này - cùng với cuốn History of Florence (Lịch sử Florence) được sự ủy quyền của nhà Medici - đã được xuất bản vào năm 1531 sau khi ông mất. Sau việc Savonarola bị trục xuất và hành quyết, Đại hội đồng đã chọn Machiavelli làm Đại pháp quan thứ hai của Cộng hòa Florence vào tháng 6 năm 1498.
Niccolò Machiavelli sinh ngày 3 tháng 5 năm 1469 tại thành phố Firenze, Italia. Người ta biết rất ít về tuổi trẻ của Machiavelli nhưng một điều chắc chắn là ông đã được thừa hưởng nền giáo dục về văn hóa, lịch sử Hy Lạp và La Mã.
MACHIAVELLI VÀ VỢ |
Niccolo Machiavelli đề xuất một học thuyết biện minh cho giới cai trị trong việc sử dụng mọi phương tiện cần thiết, công chính lẫn ám muội, để duy trì một chính phủ vững mạnh và ổn định trật tự xã hội “mục đích biện minh cho phương tiện,” dẫu rằng mục đích ấy chỉ mang đến lợi ích cho chế độ cai trị độc tài.
Để có được quyền lực chính trị, người ta cần phải được sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc, hoặc phải chiếm đoạt quyền lực bằng ý trí, tài năng thậm chí bằng thủ đoạn. khi đã thâu tóm quyền hành đạt được từ thủ đoạn, với sự hỗ trợ của một số kẻ đồng mưu (những có đủ tham vọng và tính gian hùng cần thiết để tham gia thực hiện những mưu đồ xấu xa), người ta cần phải loại trừ họ. Hơn nữa, trong quá trình tiêu diệt các kẻ thù trong nước, người cầm quyền phải kiên quyết, nhẫn tâm và không được phép xót thương – nếu không, ” sau một vài cơn mưa, cỏ dại lại mọc đầy.”
Lòng cảm thông của kẻ cai trị dành cho thần dân phải được giới hạn ở mức cần thiết để có thể duy trì trọn vẹn quyền lực của bản thân. trung tín, tôn giáo, v.v…. với mục đích xây dựng một hình ảnh tốt đẹp trước công chúng, nhưng ông ta thường xuyên phải luôn hành động ngược lại với ý tưởng ấy. Trên tất cả, ông ta cần phải hình thành nên một tính cách đạo đức giả và mềm dẻo. Chỉ có một vài người gần gũi và nhạy cảm mới phát hiện ra tính cách thực của ông ta, nhưng thông thường họ không dám phản kháng hay vạch trần bộ mặt giả dối của kẻ cai trị đầy quyền lực. Nhờ đó, những kẻ cai trị mới duy trì được địa vị tôn quý của họ.
TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG CỦA MACHIAVELLI |
Thuật làm vua
Tác phẩm kinh điển của Machiavelli, “Thuật làm vua” (The Prince), phân tích đến phép cai trị của các bậc vua chúa, đặt vấn đề liệu rằng họ nên tin tưởng vào thần dân đến mức độ nào, liệu rằng họ nên sử dụng đến những phương cách gì để điều phục dân chúng. Machiavelli kết luận rằng các bậc vua chúa phải sử dụng đến luật pháp lẫn vũ lực. Do luật pháp thường tỏ ra kém hiệu quả, vũ lực luôn được cần đến – mặc dù xét theo một góc nhìn nào đó, vũ lực chỉ được sử dụng để đối phó và trấn áp thú dữ.
Tóm lại, các bậc vua chúa nên thể hiện một tính cách hai mặt: thèm khát quyền lực như một mãnh sư, đồng thời phải ranh ma và xảo quyệt như một con cáo. Làm vua chúa, phải luôn cảnh giác, phải luôn nhớ rằng “mãnh sư bị sập bẫy, cũng như một chú cáo ở giữa bầy sói, không có khả năng tự vệ” hai mặt tính cách nói trên hỗ trợ cho nhau. Như con cáo, vua chúa phải che giấu bản chất thực sự của mình, tỏ vẻ đức độ ngay cả khi hành xử xấu xa. Như con mãnh sư, ông ta cần phải biết tàn nhẫn. Chỉ có những vị vua quá xuẩn ngốc mới có lòng nhân từ và đức độ thực sự – họ sẽ đánh mất vương quốc của mình vào tay kẻ thù. Tuy nhiên, để giữ được quyền lực, vua chúa buộc phải tạo dựng cho mình một hình ảnh của người cai trị đức độ.
Các thể chế Chính quyền
Machiavelli nhận định rằng trong suốt lịch sử nhân loại, chỉ có hai chính thể cơ bản: quân chủ và cộng hoà, trong đó cộng hoà là thể chế tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chế độ cộng hoà chẳng thể hoạt động hiệu quả nếu không có những công dân có phẩm chất và đức độ. Trong trường hợp nhân tâm đã loạn, chỉ có chế độ quân chủ là khả thi. Theo ông, mục đích “trấn áp lòng người “có thể biện minh cho cung cách cai trị cứng rắn kết hợp với các hình thức mị dân. Nói cho cùng, “mục đích biện minh cho phương tiện.”
TÁC PHẨM ĐƯỢC DỊCH RA TIẾNG VIỆT |
VỀ ƯU ĐIỂM:
+ Machiavelli đã nói rất đúng về chính thể cộng hòa, và đặt vai trò của chính thể cộng hòa lên so sánh với các quốc gia vốn có chế độ quân chủ lâu đời, thì chính Machiavelli đã làm hồi sinh cho chính thể này, mà ngày nay chính thể cộng hòa này đã rất phổ biến trên thế giới, và tức nhiên là vai trò của chính thể ấy sẽ tốt hơn là các chính thể quân chủ. Tốt về mặt cơ cấu tổ chức, mà chính thể không có một sự ảnh hưởng gì đến sự phát triển của kinh tế -xã hội cả, vì sự phát triển kinh tế xã hội phải do chính những con người là chủ thể quan trọng cho sự phát triển, vậy thì những người lãnh đạo có tài trí và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn mới là cơ sở quan trọng, bao lâu nay các nhà khoa học chính trị tư bản gán ghép cho sự ảnh hưởng của thể chế là điều hoang tưởng.
+ Những người không thích quan điểm của ông thì cho rằng là quan điểm độc tài, nhưng những người xem quan điểm của ông đúng thì nó trở thành sắc xảo, tranh luận về khoa học đã khó, thì tranh luận quan điểm nó lại càng khó hơn.
+ Ông đã mở đường cho những học thuyết duy vật thời phục hưng, và chính những quan điểm đó mà Ăngghen đã cho rằng: ''Machiavelli là một trong những người khổng lồ của thời đại Phục hưng'''.
VỀ NHƯỢC ĐIỂM:
- Machiavelli đã nêu ra những biện pháp có một ít dã tâm chính trị, ra tay mạnh mẽ mà không nhân từ, nhưng thế hệ tiếp nối Machiavelli có thể đính chính và khắc phục những sai sót và nhầm lẫn đó của Machiavelli cho thích ứng với thời đại và cũng như có những nhận định để chỉnh sửa.
- Vào thời đại Phục Hưng, nhất là Tây Âu lúc bấy giờ đã thoát khỏi những đêm trường Trung cổ, cho nên tính cách của ông lúc này là dùng bạo lực để giành chính quyền là một điều hiển nhiên đúng, với những quá trình mà chính trị đang chuyển biến sâu sắc.
- Ảnh hưởng của Machiavelli đến tôn giáo cũng lớn, nên tư tưởng của ông không thoát được những tư tưởng của tôn giáo. Gía như, tư tưởng của Machiavelli tách rời tôn giáo, phân tách khoa học với tôn giáo thì mới làm nổi trội học thuyết của Machiavelli.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét