Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

MẠN ĐÀM BÀI VIẾT TRONG LUATKHOA.ORG VỀ NGUỒN GỐC CỦA ''PHÁP QUYỀN XHCN'' VÀ TỰ DIỄN BIẾN TRONG ĐẢNG

Qua theo dõi trang bài viết có tiêu đề 
https://www.luatkhoa.org/2018/02/nguon-goc-cua-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-va-lich-su-tu-dien-bien-cua-dang-cong-san-viet-nam/ Bài viết đúng đắn về nêu tính chất và đặc trưng của Nhà nước Pháp Quyền XHCN nhưng về nguồn gốc của tư tưởng Pháp quyền chưa nêu ra thì sau có thể phân biệt và phân tích về nhà nước Pháp quyền XHCN một cách duy lý như thế, bản chất luôn là cố hữu của một quá trình phân tích đầy tư duy đúng đắn. Với quá trình chống lại sự tự diễn biến và tự chuyển hóa trong Đảng, trong trang có nêu ra về NQ TW4, nhưng không nêu ra là khóa mấy? mà có đề cập sâu sắc về vấn đề tự diễn biến và tự chuyển hóa. và nếu như nói chính sách còn cao hơn cả Luật thì hẳn tác giả không biết một chút gì về chính sách. Khoa học cần có một sự chân thực và nó không phải là bàn đạp để một ai đó dùng nó làm một cuộc phản biện xã hội, mà không chân thực và khách quan, mang màu sắc là định kiến chính trị và xã hội. 
Kết quả hình ảnh cho CÁC luận điệu xuyên tạc
TƯ TƯỞNG ''PHÁP QUYỀN'' ĐẦU TIÊN LÀ CỦA AI?
- Ở phương Đông với tư tưởng nhà nước pháp quyền của Hàn Phi Tử, và Quản Trọng... với vấn đề Thuật- Pháp- Thế được xem là nền tảng tư tưởng Pháp quyền cơ bản trong một xã hội trật tự có pháp luật ngay từ buổi bình minh của lịch sử. 
- Ở phương Tây với tư tưởng pháp quyền đầu tiên là ''quyền đặc miễn trách nhiệm của nhà vua''  tư tưởng về NNPQ ra đời chống lại sự chuyên quyền, độc đóan, gắn liền với việc xác lập và phát triển nền dân chủ; bạo lực, lộng quyền và hỗn lọan là cái tương phản với công bằng, pháp luật, cần phải xóa bỏ.
Với Aristote chủ trương pháp luật phải thống trị trên tất cả, ông đề ra “thuyết ba chức năng”, phân biệt ba loại quyền lực Nhà nước: nghị viện, chấp hành và xét xử. 
  + Còn Ciceron thể hiện tư tưởng của pháp luật bằng cách đặt câu hỏi:”pháp luật là gì nếu không phải là trật tự chung?”. Theo ông, pháp luật là cội nguồn tạo ra chế độ Nhà nước và cho rằng:” Nhà nước là NNPQ không phải do Nhà nước tuân thủ pháp luật của mình mà là vì về cội nguồn, về bản chất, Nhà nước chính là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhân dân”. Vậy thì chính CIceron đã đưa ra điểm đặc trưng đúng của Pháp quyền. 
Kết quả hình ảnh cho ciceron
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA CICERON
- Sau này, chính Machivelli là ông tổ của ngành khoa học chính trị hiện đại, ông có sự phân chia các mô hình chính thể, và phân chia các loại hình của chính thể. Ông chủ trương phân biệt giáo hội với nhà nước. Theo ông, nhà nước phải có một tổ chức quyền lực có các công cụ bạo lực mạnh như quân đội, lụât pháp, để bảo vệ lợi ích quốc gia, nhà chính trị bao giờ cũng phải ưu tiên sử dụng sức mạnh bạo lực. 
- Đến thời kì khai sáng có Rút-Xô, hay Mongtekio, jonh locke, chính Mong-tet-ki-ơ đã đưa ra học thuyết tam quyền phân lập được xem xương sống của hệ thống pháp quyền tư sản với ba nhánh quyền lực là Lập pháp-Hành Pháp và Tư pháp. Chính Mong-tet ki-ơ cũng chưa đánh giá được học thuyết tam quyền phân lập của mình nó có những sai sót hay những bất cập nào hay không thì ông đã qua đời. Với học thuyết Tam quyền phân lập của Mong-tet-ki-ơ thì có 3 hạn chế:
- Nếu như ba quyền Lập Pháp-Hành Pháp- tư Pháp tách rời với nhau, đối trọng lẫn nhau, mà không có sự kết hợp thì có khả năng Lạm quyền là rất cao, và lạm quyền của Hành pháp sẽ khiến cho một hệ thống nhà nước tiêu tan, ví dụ. Vai trò của Tổng Thống Mỹ là rất lớn, không bị kìm chế bởi các nhánh khác, nếu như Tổng Thống muốn sử dụng quân đội để làm những công việc xâm chiếm lãnh thổ, hay tước bỏ một vấn đề nào đó trong Quốc hội, thì sẽ như thế nào?, nếu như nói Chủ tịch Hạ Viện là người có quyền lực thứ hai ở Mỹ, thì điều nào trong hiến pháp cho rằng Chủ tịch Hạ Viện có thể tước bỏ quyền hành của Tổng Thống, hay giới hạn quyền của Tổng Thống. Còn nhiều lắm những quốc gia đi theo hình thức chính thể cộng hòa tổng thống. 
 Còn nếu như nói đến Tổng Thống Nga có quyền lực nhất ở Nga thì không phải, vì chính ĐuMa Quốc Gia là cơ quan kìm chế quyền lực của Tổng Thống, trong quyền hạn của Đuma quốc gia Nga có nói: ''Đưa cáo buộc chống lại và luận tội Tổng thống Liên bang Nga (yêu cầu 2/3 đồng ý)'' (điều 103 )Hiến Pháp Liên Bang Nga. 
- Một điều ''kém uy'' là Tổng Thống Mỹ không có quyền giải tán hạ Viện mà Tổng Thống Nga thì có quyền có quyền đó. 
- Nếu như học thuyết tam quyền phân lập chắc chắn và ổn định thì tất cả các nước tư bản phải tham gia vào xây dựng hệ thống, nhưng đàn này chỉ có vài nước xây dựng hệ thống tam quyền phân lập, vậy thì chứng tỏ học thuyết tam quyền phân lập không phải là duy nhất.
- Nếu như tách rời ba nhánh quyền lực thì khi sửa đổi, bổ sung hiến pháp và luật, không có sự phối hợp của Lập Pháp, Hành Pháp, Tư pháp, thì đó là  chủ quan, kinh viện, duy ý chí. 

Đến thời của Hê-gen thì ông đưa ra tư tưởng nhà nước pháp quyền tư sản, theo Hegen thế giới thể hiện dưới 3 cấp độ và ở mỗi cấp độ đó, phép biện chứng có sự thể hiện rất khác nhau:
- Tồn Tại
- Bản Chất
- Khái niệm
Nhà nước pháp quyền tư sản theo Hêgen nó được chia thành hai thực thể là Gia đình và xã hội công dân. Mà sau này trong tác phẩm ''Góp phần phê phán triết học của HÊgen''   của C. Mác phê phán về Luận điểm  sai trái của Hegen về vấn đề nhà nước pháp quyền. 
Kết quả hình ảnh cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ẢNH MINH HỌA

ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, VÀ LÀM RÕ ''NHÀ NƯỚC XHCN '' VÀ ''PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA''. 
Một là , Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.
Hai là Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Ba là , Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
Bốn là , Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Năm là , Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.
Sáu là, Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.
Nếu nói về Nhà nước Pháp Quyền XHCN thì trước tiên hãy phân tích cho rõ Bản Chất của Nhà Nước
Nhà Nước là gì?  Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, là một cơ quan thống trị giai cấp, là cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác; là một bộ máy cho phép một giai cấp này được áp bức một giai cấp khác. 
Nếu như có ai đó nói rằng:  “Nhà nước là cái siêu giai cấp để duy trì trật tự xã hội”, là bộ máy “điều hòa” lợi ích của các giai cấp đối lập. Đây là điểm bất đồng giữa Lênin và bọn cơ hội.
Và Theo Lênin, nhà nước không phải là bộ máy “duy trì trật tự xã hội” mà là “công cụ thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”, không phải là bộ máy “điều hòa giai cấp” mà là một bộ máy áp bức giai cấp, không phải là vật sở hữu của toàn dân mà chỉ có thể là vật sở hữu của một số người. Do đó nhà nước là không nhượng lại được, “không điều hòa được”.
Cũng từ đó đã cho chúng ta về bản chất của Nhà nước, từ thuật ngữ và sự giải thích thuật ngữ trên của Lê-nin cũng đã cho ta biết về nhiệm vụ, và Quyền lực của nhà nước là trung tâm của quyền lưc chính trị, dưới chế độ XHCN. 
Còn Pháp Quyền XHCN thể hiện như thế nào:
- Phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước phải do pháp luật quy định;
- Nhà nước và công dân phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật (đảng phái, tổ chức, tôn giáo... phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật);
- Quyền lực nhà nước được xác định gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp;
- Có hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội; đặc biệt là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con người nói chung).
Đó là lý luận cho rằng, các quốc gia có quyền tự quyết, đó là quyền tối cao nhất của một quốc gia, không có một cá nhân nào, hay một tổ chức nào, hay một quốc gia khác có thể ngăn cản, xen vào, hay bình luận một cách tùy tiện, vì đơn giản đó là quyền tự quyết của quốc gia đó, nếu như có một sự bình luận, mà cũng không gọi là bình luận mà là phân tích thì phải khách quan, khoa học, và không định kiến về thể chế chính trị, và xã hội, như thế thì khoa học ấy mới là trung thực và đạo đức của người làm khoa học, mà nhất là khoa học chính trị. Xem kĩ lại công ước quyền chính trị dân sự 1966, CHƯƠNG 1, điều 1, khoản 1, nói gì?, Hiến chương Liên Hợp Quốc ở Chương 1, điều 1, 2 nói gì? 
Về vấn đề tự diễn biến và tự chuyển hóa trong Đảng, được nêu ra trong Nghị quyết trung ương 4 khóa XI ''Những vấn đề cấp bách trong Xây Dựng Đảng Hiện Nay'', Và Nghị Quyết Trung ƯƠNG 4 khóa XII( gọi là 27 biểu hiện suy thoái) được kí ban hành ngày 30-10-2016 về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Ngăn chặn, đẩy lùi  sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Kết quả hình ảnh cho nghị quyets trung ương 4 khóa 12
ẢNH MINH HỌA

Nếu như tác giả trong bài viết Luatkhoa.org nêu ra 2 ý như sau:
 ''Thứ nhất, họ đã luôn “tự diễn biến” để sinh tồn; thứ hai, trong quá trình tự diễn biến đó, họ đã không ngần ngại áp đặt một cách máy móc những tư tưởng triết lý luật pháp từ châu Âu''.  trích từ link:
Thì xin được hỏi, nếu như tự diễn biến để sinh tồn, thì đừng vào Đảng, Trước khi vào Đảng, học qua một lớp cảm tình Đảng, sau đó kết nạp bằng sự phấn đấu, lý tưởng cách mạng, lời tuyên thệ khi vào Đảng là thế nào? Trong xã hội Phương Đông có câu: ''Quân tử nhất ngôn'' nếu như đã nói và đã thề danh dự trước lá cờ Đảng, trước Mác-anghen-Lênin và CT Hồ Chí Minh, thì phải làm tròn sứ mệnh. 
không thể nói như tác giả được. 

Sau gọi là áp đặt tư tưởng triết lý luật pháp Châu Âu vào Việt Nam, mà là nền dân chủ của cả thế giới điều vận dụng và nghiên cứu nền dân chủ Aten, và Lamã cổ đại, vậy thì Hy Lạp và Rôma, không phải ở Châu Âu sau. Còn Nữa '' triết học KANT, HEGHEN,C.MÁC'' mà thế giới đang nghiên cứu và sử dụng là của Châu nào? nếu nói thế tác giả nói là cả thế giới là vậy!. Nếu như là một nhà khoa học, tầm thạc sĩ, tiến sĩ, các quan chức trong nhà nước, như thế không có từ ''áp đặt một cách máy móc'', vì cái ấy chỉ dùng cho học sinh và sinh viên. Vì như thế nào, những vị ấy cũng từng nghiên cứu và biết thế nào là thế giới quan và phương pháp luận của Triết học!. 

Việc tự diễn biến ấy, sẽ được xử lý trong Quy định 102 vừa ban hành về xử lý đảng viên vi phạm. Và Điều 105 về phân cấp quản lý, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử
Nếu như có nêu ra những Biểu Hiện nào, hoặc một vấn đề nào, văn bản nào, thì phải xem hình thức xử phạt của các văn bản khác, nó như thế nào !. 

CHÍNH SÁCH CÔNG LÀ GÌ? 
- Chính sách Công hay là Chính sách Nhà Nước là quyết định làm hay không làm của Chính Phủ( Thomas D.rye) Chính sách công là tập hợp những mục tiêu và giải pháp của Nhà nước để giải quyết những vấn đề về kinh tế-xã hội, dân tộc, tôn giáo. 
Kết quả hình ảnh cho chính sách công
QUY TRÌNH CHÍNH SÁCH CÔNG
Gía trị của chính sách được thông qua bởi thẩm quyền ban hành chính sách, và chính sách Công ở Việt Nam phải có 3 giai đoạn đó là : Hoạch định- Thực Thi- Đánh giá. Ba giai đoạn đó luôn luân phiên và chi phối lẫn nhau. Kết thúc đánh giá là khởi đầu cho quá trình Lặp lại của hoạch định chính sách để có một chính sách tốt hơn. 

Tác giả trong bài viết có nếu ra Chính sách thậm chí còn cao hơn cả Luật, và tác giả không biết một chút gì về chính sách. Qúa trình chính sách công, nghiên cứu và vận dụng nó không giống như luật. Tuy có những điểm giống về chủ thể ban hành là Nhà nước và đối tượng hướng đến là Toàn Dân, nhưng nó khác nhau về những thuộc tính nhất định:

Chính sách công
Pháp luật
- Tính nhà nước
- Tính đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
- Tính công cộng
- Tính phổ biến
- Tính hành động thực tiễn
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Tính hệ thống
- Tính hệ thống, tính thống nhất
- Tính kế thừa lịch sử
- Tính kế thừa
- Tính gắn với một quốc gia cụ thể


Vậy từ đó tác giả cũng đã phân biệt được chính sách là Luật. Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì điều 4 có quy định về hệ thống ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì Luật và chính sách là do QUốc Hội soạn thảo và Thông qua. Và ở khoản 3,4,5 điều 70 Hiến Pháp 2013 có nêu vai trò của Quốc Hội ban hành chính sách. 
- Còn nếu tác giả nói Chính sách nào cao hơn Luật thì hãy chỉ rõ ràng, khách quan chính sách đó, để Dự Án được tham khảo, chính sách ''Bá Đạo'' ấy.

PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét