Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

DƯỚI CỜ ĐẢNG QUANG VINH - PHẦN 2: SỰ NGHIỆP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 6/1-7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản.
Hội nghị là sự hợp nhất của 3 tổ chức Cộng sản trong Việt Nam và Đông Dương, Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Hội nghị với sự tham gia của 2 đại diện An Nam Cộng sản Đảng, 2 đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp cử đại diện tham dự. Tổng số Đảng viên là 211 người. Đến ngày 24-3-1930 thì Đông Dương cộng sản Liên đoàn mới viết thư xin gia nhập.
Nhận thấy tình hình trong nước đồng thời nhận được tài liệu của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc ủy viên bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam với tư cách phái viên Quốc tế Cộng sản đã bí mật từ Thái Lan về Trung Quốc (tháng 11/1929).
Phái viên đã triệu tập đại biểu của để bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc
  • An Nam Cộng sản Đảng:
    • Châu Văn Liêm
    • Nguyễn Thiệu
  • Đông Dương Cộng sản Đảng:
    • Trịnh Đình Cửu
    • Nguyễn Đức Cảnh
  • Đông Dương Cộng sản Liên đoàn:
    • Đại biểu không kịp tham dự
  • Nhóm đại biểu hải ngoại:
    • Hồ Tùng Mậu
    • Lê Hồng Sơn
Phái viên Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị.
Kết quả hình ảnh cho hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra ở đâu
ẢNH MINH HỌA
Ngay trong hội nghị thành lập Đảng tổ chức vào tháng 2 năm 1930 tổ chức tại Hương Cảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua bộ cương lĩnh đầu tiên. Do địa vị pháp lý không được công nhận và phải hoạt động bí mật, nên cương lĩnh đầu tiên được soạn ở mức vắn tắt để cho đảng viên dễ nhớ. Cương lĩnh đầu tiên hay còn gọi Cương lĩnh năm 1930 bao gồm các tài liệu: Chánh cương vắn tắtSách lược vắn tắtChương trình tóm tắt đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đến tháng 10 năm 1930, cương lĩnh đầu tiên được bổ sung thêm tài liệu Luận cương cách mạng tư sản dân quyền do Trần Phú soạn thảo. Trong Cương lĩnh thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố sẽ làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất (cương lĩnh dùng cách gọi tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng), cụ thể là phổ biến khẩu hiệu "Việt Nam tự do", đấu tranh và xây dựng một xã hội tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục, đánh đổ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, xây dựng chính phủ công nông binh, thành lập quân đội của giai cấp công nhân và nông dân, tịch thu sản nghiệp của tư bản thực dân Pháp, lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo,... Chính cương vắn tắt ghi rõ lực lượng tư bản người Việt không thuộc phe đế quốc, còn Chương trình tóm tắt tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ra sức thuyết phục tiểu tư sản, trí thức, trung nông, phú nông, tư sản và tư sản bậc trung về phía mình. Cách mạng Việt Nam còn là một bộ phận cách mạng thế giới. 
Hình ảnh có liên quan
ẢNH MINH HỌA
Đại hội II của  Đảng ( tháng 2-1951) đã thông qua Chính cương Đảng Lao Đông Việt Nam.
Đại hội III của Đảng ( tháng 9-1960) đã xác định của Đảng cộng sản Việt Nam xác định đường lối chung của thời kì quá độ đi lên CNXH ở Miền Bắc.
Đại hội IV Đảng Cộng Sản Việt Nam ( tháng 12-1976) vạch ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1980 là thời kì xây dựng kế hoạch hóa quan liêu và bao cấp kéo dài, tư duy chủ quan, và duy ý chí, và nóng vội đã đẩy đến việc lạm phát trầm trọng, suy thoái kéo dài, đất nước lâm vào trì trệ nền kinh tế.
Đại hội VI( tháng 12-1986) bước chuyển thứ nhất trong nhận thức về chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ. 
Đại Hội VII( tháng 6-1991) bước chuyển thứ hai trong nhận thức xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đại hội VII thông qua Cương Lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh thông qua 6 đặc trưng, hai mục tiêu là mục tiêu tổng quát và mục tiêu chặng đường đầu, gồm 7 phương hướng cơ bản. 
Đại hội VIII( tháng 7-1996) Đại hội đã kết luận'' nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của chặng đường đầu thời kỳ quá độ, đất nước chuyển sang thời kì mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 
Đại hội IX ( tháng 4-1991) đại hội IX đã thông qua ba vấn đề quan trọng:
- Thực hiện lý tưởng của Đảng đó là''dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh''
- khái quát lý luận về sự biện chứng của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta''tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa xã hội, nhưng tiếp thu và kế thừa thành tựu đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, mà đặc biệt là khoa học công nghệ, phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
- xác định định hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và nhiều thành phần kinh tế.
Trong đại hội IX xác định rõ ràng hơn về nguồn gốc, nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh.